Sand
04-20-2010, 06:24 PM
Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã xem nhựa trong trái sung là một vị thuốc quý chữa khỏi nhiều bệnh: nhức đầu, mụn nhọt, sưng đau, tụ máu, hen suyễn...và cả giải rượu nữa :)
Tối lang thang trên net, đột nhiên bắt gặp bài viết này, cảm thấy được mở mang chút ít về 1 giống cây mà trước đây mỗi khi nhìn nó, mình cứ nghĩ: Nó có gì hay ho đâu nhỉ? Ăn không được mà làm bóng mát cũng chẳng xong, chỉ tổ trái rụng đầy sân, luôn phải quét dọn, bên trong sung chín thì nhút nhút hàng tá vòi. Bởi thế phải nói là tớ đây rất ngạc nhiên khi biết rằng chúng hoàn toàn có thể ăn được, không những thế nó còn có giá trị kinh tế lẫn trong y học (-_-)
Chắc mốt phải canh nhà nào có trồng cây sung, sinh vài trái về làm thử món dưa chua xem thế nào, chắc ăn giống như cà pháo nhỉ? hì hì hì
================================================== ======
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Sung thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…Trên thế giới, sung phân bố nhiều nhất ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
Đặc biệt, vùng Địa Trung Hải có một loại sung cho quả ngọt (Ficus carica L.), dạng bụi, cao chừng ba, bốn mét, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, khi phơi khô có hương vị như chà là. Người Trung Quốc đã dùng loại sung này để trị táo bón và giải độc. Nước ta cũng đang nhập giống sung này về trồng ở một số nơi để làm cảnh và làm thuốc.
Theo các tài liệu của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, quả sung có tác dụng nhuận trường, giúp hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Còn theo y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, thông tiện, tiêu thũng giải độc.
Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã xem nhựa sung là một vị thuốc quý chữa khỏi nhiều bệnh: nhức đầu, mụn nhọt, sưng đau, tụ máu, hen suyễn...
Cụ thể, họ dùng nhựa sung bôi lên giấy sạch rồi dán vào hai bên thái dương.
Trị mụn nhọt, người ta bôi thẳng nhựa sung lên chỗ đau. Nếu nặng hơn thì trộn nhựa sung với ít lá non giã nát.
Để chữa hen suyễn, không ít người dùng nhựa sung hòa với ít mật ong.
Với những phụ nữ ít hoặc tắc sữa, người ta sẽ dùng trái sung non xắt nhỏ, nấu cháo gạo nếp hoặc hầm với chân giò heo.
Còn theo sách Nam dược thần hiệu, bạn lấy lá sung giã nhỏ sẽ trị khỏi chứng ghẻ lở ở trẻ em.
Như vậy cũng có thể mạnh miệng nói rằng, bạn cứ ăn sung thường sẽ khỏe ngay, lo gì bị bệnh!
Gỏi trái sung
Thêm một tin vui nữa, anh Sơn chủ một quán ăn ở TP. Vũng Tàu, cho biết hiện nay nhà vườn đã có cách bắt sung cho trái quanh năm. Như thế dân sành ăn sợ gì thiếu những món ngon ngẩn ngơ thần khẩu: gỏi trái sung trộn tôm sú biển, trộn khô lóc hoặc khô sặc “bổi”.
Mẹo của những món là bạn phải biết khử bớt chất chát từ trái sung tươi, bằng cách xắt mỏng sung, ngâm trong nước nóng có pha ít muối khoảng 7-10 phút, vớt ra vắt ráo nước. Sau đó bạn cho mớt sung bào vừa vắt vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp nước đá khoảng 10 phút để tăng độ giòn.
Gỏi sung được trộn chung với xoài hườm bằm nhuyễn và khô cá lóc nướng. Chất gắn kết là ít nước giấm nuôi hoặc nước cốt chanh pha thêm ít đường cát, tỏi và ớt giã vừa thơm thanh, chua cay, nồng dịu, dìu dặt. Miếng gỏi sung chan chát, bùi bùi xen kẽ với độ chua dịu của xoài bằm như nâng thêm vị ngọt đậm của thịt khô lóc nướng vừa lửa. Món này có thể chấm với nước mắm ngon pha tỏi ớt giã, thêm ít nước cốt chanh hoặc nước mắm trái me non hay me xanh đem nướng rồi giầm ra đều tuyệt. Những món ngon chân quê thường “kết” rượu đế “nấu nhà” hơn bia chai, bia lon sang trọng.
Dưa trái sung
Ngoài ra, trái sung non, bạn có thể làm dưa chua ngon đáo để. Cách làm cũng đơn giản: xẻ đôi trái sung rồi ngâm nước muối cho sạch mủ khoảng nửa giờ, rửa lại nước sạch, để ráo. Xếp sung vào khạp hoặc vại nhỏ, chế ngập nước cơm vo lắng trong có pha ít muối, gài chặt bằng nan tre hoặc trúc tươi. Ba ngày ba đêm sau là có thể dùng được. Món này ngon đến độ dân sành ăn Cần Thơ quyết cho sánh đôi với mắm tôm chà, một món ngon từng tiến vua thuở trước.
Lá sung gói, cuốn
Nói về kinh nghiệm dùng lá sung non làm rau ăn kèm với những món gỏi cá sông như trắm, giếc chắc cư dân sông Hồng “rành sáu câu”. Còn dân Nam bộ có công chế ra món cá lóc đồng nướng lá sung. Họ chọn những lá sung non có nhiều nốt sần nhét đầy bụng con cá lóc đã làm sạch, bên ngoài cũng bọc lá sung, nướng lửa than nghe thơm phức. Món này chấm với muối tiêu chanh hoặc muối ớt chanh dùng lai rai “dã chiến” thì còn gì bằng!
Ngoài ra, món đọt sung luộc chấm với nước mắm kho quẹt hay cá hoặc thịt kho cũng thật hao cơm.Và được biết, nghệ sĩ ưu tú Trúc Linh (Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật TP Cần Thơ), nhờ thường ăn các món lá sung “nhà nghèo” vừa kể nên đã khỏi bệnh đau nhức các khớp trong thời gian ở rừng Tây Ninh.
(st)
Tối lang thang trên net, đột nhiên bắt gặp bài viết này, cảm thấy được mở mang chút ít về 1 giống cây mà trước đây mỗi khi nhìn nó, mình cứ nghĩ: Nó có gì hay ho đâu nhỉ? Ăn không được mà làm bóng mát cũng chẳng xong, chỉ tổ trái rụng đầy sân, luôn phải quét dọn, bên trong sung chín thì nhút nhút hàng tá vòi. Bởi thế phải nói là tớ đây rất ngạc nhiên khi biết rằng chúng hoàn toàn có thể ăn được, không những thế nó còn có giá trị kinh tế lẫn trong y học (-_-)
Chắc mốt phải canh nhà nào có trồng cây sung, sinh vài trái về làm thử món dưa chua xem thế nào, chắc ăn giống như cà pháo nhỉ? hì hì hì
================================================== ======
Cây sung có tên khoa học là Ficus racemosa L., thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Sung thân gỗ, gồm nhiều loại, phổ biến nhất ở nước ta là sung vè, sung xanh, sung nòi…Trên thế giới, sung phân bố nhiều nhất ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
Đặc biệt, vùng Địa Trung Hải có một loại sung cho quả ngọt (Ficus carica L.), dạng bụi, cao chừng ba, bốn mét, có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, khi phơi khô có hương vị như chà là. Người Trung Quốc đã dùng loại sung này để trị táo bón và giải độc. Nước ta cũng đang nhập giống sung này về trồng ở một số nơi để làm cảnh và làm thuốc.
Theo các tài liệu của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, quả sung có tác dụng nhuận trường, giúp hạ huyết áp và phòng chống ung thư. Còn theo y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, thông tiện, tiêu thũng giải độc.
Từ lâu, kinh nghiệm dân gian đã xem nhựa sung là một vị thuốc quý chữa khỏi nhiều bệnh: nhức đầu, mụn nhọt, sưng đau, tụ máu, hen suyễn...
Cụ thể, họ dùng nhựa sung bôi lên giấy sạch rồi dán vào hai bên thái dương.
Trị mụn nhọt, người ta bôi thẳng nhựa sung lên chỗ đau. Nếu nặng hơn thì trộn nhựa sung với ít lá non giã nát.
Để chữa hen suyễn, không ít người dùng nhựa sung hòa với ít mật ong.
Với những phụ nữ ít hoặc tắc sữa, người ta sẽ dùng trái sung non xắt nhỏ, nấu cháo gạo nếp hoặc hầm với chân giò heo.
Còn theo sách Nam dược thần hiệu, bạn lấy lá sung giã nhỏ sẽ trị khỏi chứng ghẻ lở ở trẻ em.
Như vậy cũng có thể mạnh miệng nói rằng, bạn cứ ăn sung thường sẽ khỏe ngay, lo gì bị bệnh!
Gỏi trái sung
Thêm một tin vui nữa, anh Sơn chủ một quán ăn ở TP. Vũng Tàu, cho biết hiện nay nhà vườn đã có cách bắt sung cho trái quanh năm. Như thế dân sành ăn sợ gì thiếu những món ngon ngẩn ngơ thần khẩu: gỏi trái sung trộn tôm sú biển, trộn khô lóc hoặc khô sặc “bổi”.
Mẹo của những món là bạn phải biết khử bớt chất chát từ trái sung tươi, bằng cách xắt mỏng sung, ngâm trong nước nóng có pha ít muối khoảng 7-10 phút, vớt ra vắt ráo nước. Sau đó bạn cho mớt sung bào vừa vắt vào ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp nước đá khoảng 10 phút để tăng độ giòn.
Gỏi sung được trộn chung với xoài hườm bằm nhuyễn và khô cá lóc nướng. Chất gắn kết là ít nước giấm nuôi hoặc nước cốt chanh pha thêm ít đường cát, tỏi và ớt giã vừa thơm thanh, chua cay, nồng dịu, dìu dặt. Miếng gỏi sung chan chát, bùi bùi xen kẽ với độ chua dịu của xoài bằm như nâng thêm vị ngọt đậm của thịt khô lóc nướng vừa lửa. Món này có thể chấm với nước mắm ngon pha tỏi ớt giã, thêm ít nước cốt chanh hoặc nước mắm trái me non hay me xanh đem nướng rồi giầm ra đều tuyệt. Những món ngon chân quê thường “kết” rượu đế “nấu nhà” hơn bia chai, bia lon sang trọng.
Dưa trái sung
Ngoài ra, trái sung non, bạn có thể làm dưa chua ngon đáo để. Cách làm cũng đơn giản: xẻ đôi trái sung rồi ngâm nước muối cho sạch mủ khoảng nửa giờ, rửa lại nước sạch, để ráo. Xếp sung vào khạp hoặc vại nhỏ, chế ngập nước cơm vo lắng trong có pha ít muối, gài chặt bằng nan tre hoặc trúc tươi. Ba ngày ba đêm sau là có thể dùng được. Món này ngon đến độ dân sành ăn Cần Thơ quyết cho sánh đôi với mắm tôm chà, một món ngon từng tiến vua thuở trước.
Lá sung gói, cuốn
Nói về kinh nghiệm dùng lá sung non làm rau ăn kèm với những món gỏi cá sông như trắm, giếc chắc cư dân sông Hồng “rành sáu câu”. Còn dân Nam bộ có công chế ra món cá lóc đồng nướng lá sung. Họ chọn những lá sung non có nhiều nốt sần nhét đầy bụng con cá lóc đã làm sạch, bên ngoài cũng bọc lá sung, nướng lửa than nghe thơm phức. Món này chấm với muối tiêu chanh hoặc muối ớt chanh dùng lai rai “dã chiến” thì còn gì bằng!
Ngoài ra, món đọt sung luộc chấm với nước mắm kho quẹt hay cá hoặc thịt kho cũng thật hao cơm.Và được biết, nghệ sĩ ưu tú Trúc Linh (Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật TP Cần Thơ), nhờ thường ăn các món lá sung “nhà nghèo” vừa kể nên đã khỏi bệnh đau nhức các khớp trong thời gian ở rừng Tây Ninh.
(st)