reina172
04-15-2010, 11:36 PM
Nhà em hôm nay lang thang trên mạng đọc được truyện này thấy hay quá, muốn chia sẻ với các Cụ/Mợ nhà mình nhưng chả biết phọt lên chỗ nào cho phù hợp. Em lượn mấy vòng 4R thấy mỗi ở đây là hợp hơn cả vì bên ngoài các Mem còn trẻ chém gió phần phật nên thấy không hợp lắm.
Thôi em xin phép Min/Mod cho em phọt lên ở đây, nếu Min/Mod thấy đất chỗ nào phù hợp thì Move sang cho nhà em ạ!
“Trò chơi người lớn" trong mắt trẻ con
Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những ”trò chơi” vừachán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳnggiống thường ngày . Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cáchđây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợxây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: “Bố xây cầu thangở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.
Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành:”Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.
Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắcvậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.
Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lạicười lên khanh khách.
Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hànhngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lênlầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: “Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bốcũng giải thích với Củ Hành: “Con lên lầu sống với bố”.
Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cáicũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì lydị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.
Củ Hành cũng khóc ti tỉ: “Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu”.
Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành:“Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay”.
Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.
Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghétbố”.
Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: “Thả con xuống.Thả con xuống. Con không đi với bố đâu”.
Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hànhcũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.
Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!
Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hànhlếch thếch chạy vào.
Cà Rốt hỏi: “Hôm nào cũng đi muộn thế?”.
Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột:“Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hànhuống trước khi đi học không?”.
Củ Hành lắc đầu: “Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữavào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ phalúc trước”.
Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?”.
Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ:“À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng”.
Cà Rốt bảo: “Bố thế là hư rồi”.
Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lácủa Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vàolớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hànhchán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.
Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng cácbạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hànhkể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kimchọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm”.
Cà Rốt cũng khúc khích: “Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dâyvào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy”.
Củ Hành xịu mặt: “Sao mẹ không gọi bố mà lạinhờ chú Ngân?”.
Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành:“Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.
Củ Hành hỏi: “Mẹ bảo thế à?
Cà Rốt gật đầu: “Ừ”.
Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại lydị”.
Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu…
Một hôm… Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đếnđón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vuivẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Khôngbiết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.
Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn”.
Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.
Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.
Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà,Củ Hành lăngxăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.
Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thíchchạy”. Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: “Ôiôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào”.
Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồilại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.
Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường.
Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được.Đừng đánh thức nó nửa chừng”.
Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ”.
Mẹ lạnh lùng: “Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.
Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt,hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.
Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai tronggiấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em,hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.
Hai vai bố như xệ hẳn xuống.
Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hảem?”.
Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.
Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạnđến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.
Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hònhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắcnhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?
Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.
Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họnhư âu yếm chị.
Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội củaanh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.
Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông aichẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứbố mày ấy”.
Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từngtrường hợp.
Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không cógì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anhnằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.
Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn,quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hànhra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anhthế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?”.
Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao?Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.
Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng.Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽchỉ cư xử như một người không có trái tim.
Ra tòa, anh bảo: “Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theoý vợ tôi. Sao cũng được”.
Chị lạnh lùng đề nghị: “Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi vàcon gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai”.
Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hànhdần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mởcửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khekhắt lắm.
Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủithủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốtvà Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.
Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàncảnh “gần nhà xa ngõ” cho xem.
Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đónsớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng,khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài củabố, cô thấy tội.
Cô bảo: “Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.
Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗingày. Bố hay hỏi Cà Rốt: “Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ cóhay khóc không?”.
Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mànước mắt ứa ra.
Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấukín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hànhtrước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.
Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non” như thế rồi sao?Bố hối hận quá.
Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả đểmua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng.Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xelên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.
Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theođốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.
Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọivề cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.
Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quánbia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung:“Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy?Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khimẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.
Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.
Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?
Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyếtchặt đứt đường về của bố?
Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao.
Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.
Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từnglàm?…
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.
Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.
Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?
Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàncũng quen thuộc.
Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anhngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chịchẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồinước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùimồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũngnhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhàđể tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.
“Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghemột tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hànhthức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhaungồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.
Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha.Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé”.
“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, khôngchơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phảilàm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hànhcho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tộilỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?”.
“Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa conmình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hànhlại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầuthang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em đượcthoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.
“Anh không đem theo một thứ gì cả,cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vônghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi…”.
Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.
Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.
Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.
Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.
Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà khôngđược, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hànhbị kim đâm vào tay phải không? Cũngtội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Conthèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả…”.
Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: “Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đicho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chịvào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm…”.
Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.
Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.
Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.
Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghetiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoatay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửimùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc…
Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh.Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.
Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưngghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồngđi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệlắm …”.
Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làmcon rối tung lên nữa”.
Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưngtôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứamỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trướcấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ,chứ không phải tôi đâu”.
Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu… nếungười đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành,chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳmtâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.
Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.
Anh lặng lẽ nhìn chị.
Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thùghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếucòn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lạitừ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em…”.
Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chịđặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.
Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.
Củ Hành bảo: “Hôm nay bố lại quên đón emrồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hànhlại bảo: “Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừnhỉ”.
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánhđèn xe loang loáng rọi vào.
Củ Hành reo: ”Bố đến rồi”.
Cà Rốt cũng reo: “Mẹ đến rồi”.
Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành:“Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”.
Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơimãi trò ly dị, chán lắm”…
Thôi em xin phép Min/Mod cho em phọt lên ở đây, nếu Min/Mod thấy đất chỗ nào phù hợp thì Move sang cho nhà em ạ!
“Trò chơi người lớn" trong mắt trẻ con
Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những ”trò chơi” vừachán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳnggiống thường ngày . Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cáchđây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợxây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: “Bố xây cầu thangở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.
Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành:”Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.
Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “Ừ, chắcvậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.
Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lạicười lên khanh khách.
Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hànhngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lênlầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: “Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bốcũng giải thích với Củ Hành: “Con lên lầu sống với bố”.
Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cáicũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “Bố mẹ ly dị thì lydị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.
Củ Hành cũng khóc ti tỉ: “Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu”.
Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành:“Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay”.
Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.
Cà Rốt hét: “Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghétbố”.
Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: “Thả con xuống.Thả con xuống. Con không đi với bố đâu”.
Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hànhcũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.
Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!
Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hànhlếch thếch chạy vào.
Cà Rốt hỏi: “Hôm nào cũng đi muộn thế?”.
Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột:“Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “Thế bố có pha sữa cho Củ Hànhuống trước khi đi học không?”.
Củ Hành lắc đầu: “Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữavào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ phalúc trước”.
Cà Rốt xịu mặt: “Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?”.
Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ:“À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng”.
Cà Rốt bảo: “Bố thế là hư rồi”.
Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lácủa Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vàolớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hànhchán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.
Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng cácbạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hànhkể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kimchọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm”.
Cà Rốt cũng khúc khích: “Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dâyvào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy”.
Củ Hành xịu mặt: “Sao mẹ không gọi bố mà lạinhờ chú Ngân?”.
Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành:“Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.
Củ Hành hỏi: “Mẹ bảo thế à?
Cà Rốt gật đầu: “Ừ”.
Củ Hành cáu: “Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại lydị”.
Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu…
Một hôm… Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đếnđón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vuivẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “Hôm nay nhà em có việc. Khôngbiết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.
Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn”.
Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.
Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.
Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà,Củ Hành lăngxăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.
Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thíchchạy”. Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: “Ôiôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào”.
Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồilại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “Anh vào đi”.
Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường.
Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được.Đừng đánh thức nó nửa chừng”.
Bố nói nhỏ: “Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ”.
Mẹ lạnh lùng: “Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.
Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt,hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.
Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai tronggiấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em,hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.
Hai vai bố như xệ hẳn xuống.
Bố nói mà không nhìn mẹ: “Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hảem?”.
Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.
Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạnđến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.
Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hònhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắcnhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?
Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.
Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họnhư âu yếm chị.
Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội củaanh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.
Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông aichẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứbố mày ấy”.
Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từngtrường hợp.
Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không cógì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anhnằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.
Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn,quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hànhra thuyết phục: “Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anhthế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?”.
Chị tàn nhẫn nhìn anh: “Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao?Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.
Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng.Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽchỉ cư xử như một người không có trái tim.
Ra tòa, anh bảo: “Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theoý vợ tôi. Sao cũng được”.
Chị lạnh lùng đề nghị: “Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi vàcon gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai”.
Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hànhdần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mởcửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khekhắt lắm.
Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủithủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốtvà Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.
Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàncảnh “gần nhà xa ngõ” cho xem.
Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đónsớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng,khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài củabố, cô thấy tội.
Cô bảo: “Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.
Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗingày. Bố hay hỏi Cà Rốt: “Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ cóhay khóc không?”.
Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mànước mắt ứa ra.
Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấukín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hànhtrước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.
Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã “bà cụ non” như thế rồi sao?Bố hối hận quá.
Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả đểmua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng.Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xelên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.
Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theođốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.
Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọivề cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.
Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quánbia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung:“Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy?Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khimẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.
Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.
Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?
Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyếtchặt đứt đường về của bố?
Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao.
Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.
Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từnglàm?…
Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.
Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.
Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?
Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàncũng quen thuộc.
Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anhngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chịchẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồinước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùimồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũngnhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhàđể tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.
“Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghemột tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hànhthức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhaungồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.
Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha.Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé”.
“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, khôngchơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phảilàm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hànhcho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tộilỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?”.
“Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa conmình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hànhlại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầuthang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em đượcthoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.
“Anh không đem theo một thứ gì cả,cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vônghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi…”.
Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.
Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.
Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.
Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.
Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “Mẹ sửa bếp điện mãi mà khôngđược, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hànhbị kim đâm vào tay phải không? Cũngtội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Conthèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả…”.
Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: “Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đicho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chịvào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm…”.
Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.
Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.
Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.
Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghetiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoatay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửimùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc…
Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh.Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.
Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưngghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồngđi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệlắm …”.
Chị gắt: “Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làmcon rối tung lên nữa”.
Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưngtôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứamỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trướcấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ,chứ không phải tôi đâu”.
Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu… nếungười đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành,chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳmtâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.
Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.
Anh lặng lẽ nhìn chị.
Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thùghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếucòn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lạitừ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em…”.
Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chịđặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.
Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.
Củ Hành bảo: “Hôm nay bố lại quên đón emrồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hànhlại bảo: “Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừnhỉ”.
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánhđèn xe loang loáng rọi vào.
Củ Hành reo: ”Bố đến rồi”.
Cà Rốt cũng reo: “Mẹ đến rồi”.
Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành:“Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”.
Củ Hành toét miệng cười: “Em đã bảo mà. Chơimãi trò ly dị, chán lắm”…