yenxinh
07-19-2009, 06:17 PM
he!nghe tâm sự của một bạn sinh viên nè..
Đến hẹn lại… lo, tới thời điểm cuối tháng là y như rằng sinh viên chúng ta lại rơi vào thế tưởng chừng… “ngàn cân treo sợi tóc”, gia sản trở về con số không.
Vừa là chủ nợ, vừa là… con nợ
Đó là vòng tròn khép kín mà bất kỳ ai khi dán lên mình cái mác SV đều trở thành một điểm cấu thành nên vòng tròn ấy.Không làm thêm,không có phụ cấp , sống nhờ hoàn toàn vào sự “chi viện” từ phía gia đình(học bổng toàn phần). Trong điều kiện trọ học xa nhà, nhất là tại một thành phố lớn như Hà Nội,hồ chí minh, nam định..... bạn bè trở thành chỗ dựa quan trọng không thể thiếu. Mức lương từ “công ty gia đình” chi trả cho thường sít sao với những khoản chi tiêu cần thiết (tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền lung tung........chi phí tán con dâu cho bố me..hihi…). Tháng nào có những khoản chi đột xuất, phát sinh như liên hoan, sinh nhật, hội đồng hương cùng quê,hội họp tổ nhóm thể nào sau đó cũng rơi vào tình trạng “khủng hoảng tiền tệ”. Thế là chạy ngược chạy xuôi mượn từ bạn bè, đứa này không có tìm mượn đứa khác nhưng được cái chưa vay đứa con gái nào cả.Hic,"sĩ diện cao ngất trời".Còn mấy thằng bạn,cùng chung “cảnh ngộ” nên thường thông cảm với nhau. Đứa còn nhiều thì chia sẻ cho đứa còn ít. Đứa còn thì hỗ trợ cho đứa hết. Đến nỗi, nhiều lần cho mượn một hồi, bạn chưa có khả năng trả kịp cũng trở thành “vô sản”. Thế là chủ nợ cũng đành chạy đi tứ phía… cầu viện.
Một trái chuối cũng,điếu thuốc, bơ gạo… chia đôi.chia ba, chia tư...chia " N " thằng bạn...........
Những nhà sản xuất mì gói hẳn không cần đưa ra những chiến lược quảng cáo rầm rộ mới mong thu hút đối tượng SV bởi chỉ cần nhắm mắt lại họ không chỉ có thể đọc làu làu hàng tá nhãn hiệu sản phẩm mà còn nắm rõ, phân biệt được hương vị đặc trưng của từng loại mì gói SV, nhất là những cư dân sống trong KTX hay có thói quen dự trữ mì tôm. Có hôm( vào năm đâu tiên) hết tiền cả phòng cũ chạy đôn chạy đáo đi mua mì tôm dự trữ."Âm thầm" chiến đấu với mì gói được 2 ngày thì không chịu được nữa rồi(ăn mỳ tôm vẫn còn là đại gia........hihihi......Không biết thằng cùng phòng mượn đâu được 20k,cả bọn quyết tâm "đột phá" đi ăn cơm, tự nhiên sao cơm SV lại ngon lạ thường đến thế.Từ đó "khiếp tởm" đến già luôn..
Vào thời điểm cuối năm, dốc hết tiền chuẩn bị tàu xe về wê, cháy túi, nhớ cái cảnh về đến ga GIÁP BÁT,trong túi còn 60k đưa cho bọn bạn về.Trở thành"vô sản",may là ông anh sang đón.chứ không khéo lại phải đi "xe của bộ" 20 cây số.Hic,không biết lúc đó sẽ thành thế nào nữa............
Cuối tháng, SV còn cái gì “cưa” được là cứ “cưa”. Đứa này còn 10 ngàn, cưa đôi cho đứa kề bên một nửa. Một hộp cơm mua được, hai ba cái muỗng giành nhau ăn, vui và ngon lạ. Bánh mì cũng “theo luật” có ta có bạn. Bạn bè gần gũi nhau hơn! Và rồi mọi thứ cũng êm xuôi Cả bọn cũng vừa an ủi vừa chọc nhau: “Thôi cũng được, đời SV chấp nhận thiếu thốn một tí. Cực trước… khổ sau mà”. Điều đáng quý là trong những hoàn cảnh “đói khổ” như vậy, cả bọn càng biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương và gắn bó nhau hơn, một trái chuối cũng… chia đôi.
Và chính những điều tưởng chừng đơn giản đó đã tạo lên phong cách "Made in SV" của chúng tôi.Đôi khi ai đó bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ phải gặm bánh mì thay cơm, phải chiến đấu trường kỳ với mì gói suốt mùa thi học kỳ… thì cũng đừng vội ngạc nhiên vì đơn giản những bạn trẻ này là SV, họ đang trong thời kỳ… “cuối tháng”!........
Đến hẹn lại… lo, tới thời điểm cuối tháng là y như rằng sinh viên chúng ta lại rơi vào thế tưởng chừng… “ngàn cân treo sợi tóc”, gia sản trở về con số không.
Vừa là chủ nợ, vừa là… con nợ
Đó là vòng tròn khép kín mà bất kỳ ai khi dán lên mình cái mác SV đều trở thành một điểm cấu thành nên vòng tròn ấy.Không làm thêm,không có phụ cấp , sống nhờ hoàn toàn vào sự “chi viện” từ phía gia đình(học bổng toàn phần). Trong điều kiện trọ học xa nhà, nhất là tại một thành phố lớn như Hà Nội,hồ chí minh, nam định..... bạn bè trở thành chỗ dựa quan trọng không thể thiếu. Mức lương từ “công ty gia đình” chi trả cho thường sít sao với những khoản chi tiêu cần thiết (tiền ăn, tiền nhà trọ, tiền lung tung........chi phí tán con dâu cho bố me..hihi…). Tháng nào có những khoản chi đột xuất, phát sinh như liên hoan, sinh nhật, hội đồng hương cùng quê,hội họp tổ nhóm thể nào sau đó cũng rơi vào tình trạng “khủng hoảng tiền tệ”. Thế là chạy ngược chạy xuôi mượn từ bạn bè, đứa này không có tìm mượn đứa khác nhưng được cái chưa vay đứa con gái nào cả.Hic,"sĩ diện cao ngất trời".Còn mấy thằng bạn,cùng chung “cảnh ngộ” nên thường thông cảm với nhau. Đứa còn nhiều thì chia sẻ cho đứa còn ít. Đứa còn thì hỗ trợ cho đứa hết. Đến nỗi, nhiều lần cho mượn một hồi, bạn chưa có khả năng trả kịp cũng trở thành “vô sản”. Thế là chủ nợ cũng đành chạy đi tứ phía… cầu viện.
Một trái chuối cũng,điếu thuốc, bơ gạo… chia đôi.chia ba, chia tư...chia " N " thằng bạn...........
Những nhà sản xuất mì gói hẳn không cần đưa ra những chiến lược quảng cáo rầm rộ mới mong thu hút đối tượng SV bởi chỉ cần nhắm mắt lại họ không chỉ có thể đọc làu làu hàng tá nhãn hiệu sản phẩm mà còn nắm rõ, phân biệt được hương vị đặc trưng của từng loại mì gói SV, nhất là những cư dân sống trong KTX hay có thói quen dự trữ mì tôm. Có hôm( vào năm đâu tiên) hết tiền cả phòng cũ chạy đôn chạy đáo đi mua mì tôm dự trữ."Âm thầm" chiến đấu với mì gói được 2 ngày thì không chịu được nữa rồi(ăn mỳ tôm vẫn còn là đại gia........hihihi......Không biết thằng cùng phòng mượn đâu được 20k,cả bọn quyết tâm "đột phá" đi ăn cơm, tự nhiên sao cơm SV lại ngon lạ thường đến thế.Từ đó "khiếp tởm" đến già luôn..
Vào thời điểm cuối năm, dốc hết tiền chuẩn bị tàu xe về wê, cháy túi, nhớ cái cảnh về đến ga GIÁP BÁT,trong túi còn 60k đưa cho bọn bạn về.Trở thành"vô sản",may là ông anh sang đón.chứ không khéo lại phải đi "xe của bộ" 20 cây số.Hic,không biết lúc đó sẽ thành thế nào nữa............
Cuối tháng, SV còn cái gì “cưa” được là cứ “cưa”. Đứa này còn 10 ngàn, cưa đôi cho đứa kề bên một nửa. Một hộp cơm mua được, hai ba cái muỗng giành nhau ăn, vui và ngon lạ. Bánh mì cũng “theo luật” có ta có bạn. Bạn bè gần gũi nhau hơn! Và rồi mọi thứ cũng êm xuôi Cả bọn cũng vừa an ủi vừa chọc nhau: “Thôi cũng được, đời SV chấp nhận thiếu thốn một tí. Cực trước… khổ sau mà”. Điều đáng quý là trong những hoàn cảnh “đói khổ” như vậy, cả bọn càng biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương và gắn bó nhau hơn, một trái chuối cũng… chia đôi.
Và chính những điều tưởng chừng đơn giản đó đã tạo lên phong cách "Made in SV" của chúng tôi.Đôi khi ai đó bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ phải gặm bánh mì thay cơm, phải chiến đấu trường kỳ với mì gói suốt mùa thi học kỳ… thì cũng đừng vội ngạc nhiên vì đơn giản những bạn trẻ này là SV, họ đang trong thời kỳ… “cuối tháng”!........