Sand
04-05-2010, 10:58 PM
Bố thí là nên hay không? S nghĩ là không ... vì thời này vàng và đồng thau lẫn lộn cho nên nếu muốn từ thiện (khi có điều kiện tài chính đủ mạnh) thì nên đến địa phương đó tìm hiểu và giúp đỡ hoặc đến những trung tâm, viện dưỡng lão v.v.. như thế vẫn tốt hơn việc "bố thí" ở ngoài đường. Việc bố thí vô tội vạ có khi nào cũng góp phần vào việc phát triển mạng lưới ăn xin?
Đây cũng là sự băn khoăn của S ... mỗi khi gặp nhựng người ăn xin, lết lên xe bus và kể lể về nổi khổ của họ, S rất ngại và đấu tranh tư tưởng dữ lắm "Cho hay không?" Bởi vì S từng nghe rất nhiều chuyện là có những người giả bị lỡ loét bằng những cách thức tự tạo, sáng đi ăn xin, tối đi nhà hàng, bóc lột con nít đi ăn xin để đem tiền nuôi người lớn, hoặc trốn khỏi những viện tình thương để ra ngoài tiếp tục ăn xin bởi vì có nhiều tiền xài hơn v.v...
Không cho thì người ta bảo mình tàn ác, nhẫn tâm, vô tâm, vô cảm v.v... còn nếu cho thì nguy cơ bị lừa và bị lợi dụng rất cao ở chốn phồn hoa đô thị đầy toan tính này.
Đơn cử nhỏ bạn của S cũng từng vài lần thương người nhưng ngay sau đó không biết đời oan trái thế nào lại vô tình chỉ cho nó thấy nó đã lầm, đơn cử là 1 lần nhỏ ấy thấy 1 người bán vé số đáng thương, mua giùm cho 1 tờ vé số, may mắn trời thương nên trúng khuyến khích 100k. Trên đường đi bus về nhà, nhỏ thấy 1 ông ốm nhom, gương mặt thất thần .. ông ta rên rỉ khóc lóc vì không đủ tiền đi xe về quê gấp (cần khoảng 25k) vì lý do cấp bách, thế là ông ta lần lượt hết xin người này người nọ, đại đa số đều ái ngại, 1 số hiếm hoi khác thì cho 2k,3k,5k ... còn nhỏ bạn S thì chợt nghĩ 25k chắc không đủ cho nên đưa ngay tờ 50k (hay 40k ji đó) cho ông đó. Ông ấy cảm ơn, nó thì nhẹ lòng vì nghĩ dù sao vẫn giúp được 1 người với số tiền "trời cho" như thế cũng đáng. Mọi chuyện sẽ để lại ký ức đẹp trong nó nếu không có 1 ngày đẹp trời nọ ... trên cũng tuyến bus ấy, số xe bus ấy, cũng người ấy, và với lời than thở ấy, những giọt nước mắt giả tạo ấy, nó chưng hửng ... khám phá ra rằng có lẽ đó là con nghiện chứ không phải là 1 người nghèo khổ trong lúc sa cơ thất thế. 4 mắt nhìn nhau với ánh mắt ái ngại ...
Còn bạn, bạn nghĩ sao? Cho hay không?
---------------
Bố thí, ăn xin thời hiện đại
Đang rảo bước cho kịp giờ, tới trước cổng cơ quan, tôi bỗng giật mình khi có một ông già tiến về phía mình và cúi chào rất trịnh trọng:
- Chào bà.
Lê Thị Hậu
Ông lão người nho nhỏ có mái tóc bạc trắng, dài và thưa để lộ da đầu màu hồng hồng. Ông ngả mũ. Động tác ngả mũ không giống động tác chào khiến tôi ngạc nhiên đứng sững lại. Tôi vừa nghe ông nói vừa quan sát nhanh: áo sơ mi màu xanh nhạt, quần ka ki sạch sẽ, không nhàu, không quá cũ. Ông lão nói khá rành rọt:
- Tôi đã 90 tuổi.
Tôi lại một phen ngỡ ngàng vì ông lão chín mươi mà trông chỉ như ngoài bảy mươi.
- Tôi không có con cái để bấu víu, vậy bà làm ơn...
Hết sức bối rối với cách xưng hô của ông lão lạ mặt nên tôi chỉ lúng búng:
- Dạ...
Ông lão đưa sát chiếc mũ về phía tôi và tiếp tục trình bày:
- Tuổi già không người chăm sóc nó khổ lắm bà ạ...
Tôi lúng túng, nghi hoặc nhưng vẫn lục ví lấy mấy đồng bạc lẻ thả vào chiếc mũ.
- Cám ơn bà...
Ông lão vội vã cám ơn rồi đi ngay, nhanh chóng và đột ngột như khi xuất hiện trước mặt tôi một vài phút trước đây.
Bước vào sảnh cơ quan, tôi vẫn không hiểu nổi mình vừa gặp cảnh tượng gì và hành vi cư xử của mình như vậy có phải là "bố thí" hay không?
Và rồi suốt nửa buổi sáng, tôi bị cái lối nói trịnh trọng của ông lão ám ảnh. Đó hẳn là một con người được ăn học tử tế. Vậy sao động tác ngả mũ xin tiền lại có vẻ thản nhiên đến như vậy nhỉ?
Tôi còn nhớ, cách đây không lâu người ta tranh luận sôi nổi trên mạng về việc có nên bố thí cho những người ăn xin hay không. Rất nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng như vậy là tiếp tay cho những kẻ lười biếng, ỷ lại... Tôi thấy mình vừa đồng tình lại vừa không đồng tình.
Ở ngoài đường tôi đã thấy rất nhiều bà cụ lưng còng, chân đất, lao động kiếm tiền bằng cách gánh toòng teng vài túm hành tỏi khô hoặc vẹo người bưng chiếc rổ kim chỉ, cúc áo, ghim cài. Khi đi qua họ, tôi thường không khỏi băn khoăn: giá một sản phẩm của họ là bao nhiêu? Cho đối tượng nào? Họ đi bao quãng đường, trong bao lâu, để bán được một sản phẩm? Họ có gia đình hay không? Họ đi cho tuổi già đỡ tẻ nhạt hay họ thực sự muốn thấy mình vẫn còn có ích?... Tôi vừa muốn họ ra đường vừa không muốn họ ra đường, cũng như tôi vừa muốn cho người ăn xin, vừa không muốn cho họ. Họ sẽ làm gì nếu họ không có tỏi, không có kim? Họ biết làm sao nếu họ không có người thân, hoặc bị người thân "thả nổi"? Họ có lỗi gì nếu họ què cụt hoặc già cả cô đơn?
Thỉnh thoảng tôi vẫn vừa cẩn trọng, vừa rụt dè thả những đồng tiền lẻ từ tiền đi chợ của tôi vào những cái mũ, cho những ai mà tôi cảm thấy họ chẳng có tỏi, chẳng có kim. Thỉnh thoảng tôi cũng bực mình và kiên quyết ngoảnh mặt trước một cái miệng liến thoắng trình bày hoàn cảnh "mất cắp, con nằm viện..."
Tôi nghĩ quan niệm và cách cư xử của mình về việc "bố thí" từ trước đến nay cũng tạm ổn. Tuy nhiên ngày hôm nay tôi bỗng thấy quá phân vân... Phải chăng cơ chế thị trường ngày nay khiến người ta có thể bán mua mọi thứ? Phải chăng người đàn ông kia đã bán mất một thứ gì đó quý giá hơn rất nhiều để lấy một cái giá bằng vài đồng bạc lẻ? Phải chăng tôi cũng vừa mua một thứ mà mình không hẳn muốn mua, đó chính là sự phân vân?
Đây cũng là sự băn khoăn của S ... mỗi khi gặp nhựng người ăn xin, lết lên xe bus và kể lể về nổi khổ của họ, S rất ngại và đấu tranh tư tưởng dữ lắm "Cho hay không?" Bởi vì S từng nghe rất nhiều chuyện là có những người giả bị lỡ loét bằng những cách thức tự tạo, sáng đi ăn xin, tối đi nhà hàng, bóc lột con nít đi ăn xin để đem tiền nuôi người lớn, hoặc trốn khỏi những viện tình thương để ra ngoài tiếp tục ăn xin bởi vì có nhiều tiền xài hơn v.v...
Không cho thì người ta bảo mình tàn ác, nhẫn tâm, vô tâm, vô cảm v.v... còn nếu cho thì nguy cơ bị lừa và bị lợi dụng rất cao ở chốn phồn hoa đô thị đầy toan tính này.
Đơn cử nhỏ bạn của S cũng từng vài lần thương người nhưng ngay sau đó không biết đời oan trái thế nào lại vô tình chỉ cho nó thấy nó đã lầm, đơn cử là 1 lần nhỏ ấy thấy 1 người bán vé số đáng thương, mua giùm cho 1 tờ vé số, may mắn trời thương nên trúng khuyến khích 100k. Trên đường đi bus về nhà, nhỏ thấy 1 ông ốm nhom, gương mặt thất thần .. ông ta rên rỉ khóc lóc vì không đủ tiền đi xe về quê gấp (cần khoảng 25k) vì lý do cấp bách, thế là ông ta lần lượt hết xin người này người nọ, đại đa số đều ái ngại, 1 số hiếm hoi khác thì cho 2k,3k,5k ... còn nhỏ bạn S thì chợt nghĩ 25k chắc không đủ cho nên đưa ngay tờ 50k (hay 40k ji đó) cho ông đó. Ông ấy cảm ơn, nó thì nhẹ lòng vì nghĩ dù sao vẫn giúp được 1 người với số tiền "trời cho" như thế cũng đáng. Mọi chuyện sẽ để lại ký ức đẹp trong nó nếu không có 1 ngày đẹp trời nọ ... trên cũng tuyến bus ấy, số xe bus ấy, cũng người ấy, và với lời than thở ấy, những giọt nước mắt giả tạo ấy, nó chưng hửng ... khám phá ra rằng có lẽ đó là con nghiện chứ không phải là 1 người nghèo khổ trong lúc sa cơ thất thế. 4 mắt nhìn nhau với ánh mắt ái ngại ...
Còn bạn, bạn nghĩ sao? Cho hay không?
---------------
Bố thí, ăn xin thời hiện đại
Đang rảo bước cho kịp giờ, tới trước cổng cơ quan, tôi bỗng giật mình khi có một ông già tiến về phía mình và cúi chào rất trịnh trọng:
- Chào bà.
Lê Thị Hậu
Ông lão người nho nhỏ có mái tóc bạc trắng, dài và thưa để lộ da đầu màu hồng hồng. Ông ngả mũ. Động tác ngả mũ không giống động tác chào khiến tôi ngạc nhiên đứng sững lại. Tôi vừa nghe ông nói vừa quan sát nhanh: áo sơ mi màu xanh nhạt, quần ka ki sạch sẽ, không nhàu, không quá cũ. Ông lão nói khá rành rọt:
- Tôi đã 90 tuổi.
Tôi lại một phen ngỡ ngàng vì ông lão chín mươi mà trông chỉ như ngoài bảy mươi.
- Tôi không có con cái để bấu víu, vậy bà làm ơn...
Hết sức bối rối với cách xưng hô của ông lão lạ mặt nên tôi chỉ lúng búng:
- Dạ...
Ông lão đưa sát chiếc mũ về phía tôi và tiếp tục trình bày:
- Tuổi già không người chăm sóc nó khổ lắm bà ạ...
Tôi lúng túng, nghi hoặc nhưng vẫn lục ví lấy mấy đồng bạc lẻ thả vào chiếc mũ.
- Cám ơn bà...
Ông lão vội vã cám ơn rồi đi ngay, nhanh chóng và đột ngột như khi xuất hiện trước mặt tôi một vài phút trước đây.
Bước vào sảnh cơ quan, tôi vẫn không hiểu nổi mình vừa gặp cảnh tượng gì và hành vi cư xử của mình như vậy có phải là "bố thí" hay không?
Và rồi suốt nửa buổi sáng, tôi bị cái lối nói trịnh trọng của ông lão ám ảnh. Đó hẳn là một con người được ăn học tử tế. Vậy sao động tác ngả mũ xin tiền lại có vẻ thản nhiên đến như vậy nhỉ?
Tôi còn nhớ, cách đây không lâu người ta tranh luận sôi nổi trên mạng về việc có nên bố thí cho những người ăn xin hay không. Rất nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng như vậy là tiếp tay cho những kẻ lười biếng, ỷ lại... Tôi thấy mình vừa đồng tình lại vừa không đồng tình.
Ở ngoài đường tôi đã thấy rất nhiều bà cụ lưng còng, chân đất, lao động kiếm tiền bằng cách gánh toòng teng vài túm hành tỏi khô hoặc vẹo người bưng chiếc rổ kim chỉ, cúc áo, ghim cài. Khi đi qua họ, tôi thường không khỏi băn khoăn: giá một sản phẩm của họ là bao nhiêu? Cho đối tượng nào? Họ đi bao quãng đường, trong bao lâu, để bán được một sản phẩm? Họ có gia đình hay không? Họ đi cho tuổi già đỡ tẻ nhạt hay họ thực sự muốn thấy mình vẫn còn có ích?... Tôi vừa muốn họ ra đường vừa không muốn họ ra đường, cũng như tôi vừa muốn cho người ăn xin, vừa không muốn cho họ. Họ sẽ làm gì nếu họ không có tỏi, không có kim? Họ biết làm sao nếu họ không có người thân, hoặc bị người thân "thả nổi"? Họ có lỗi gì nếu họ què cụt hoặc già cả cô đơn?
Thỉnh thoảng tôi vẫn vừa cẩn trọng, vừa rụt dè thả những đồng tiền lẻ từ tiền đi chợ của tôi vào những cái mũ, cho những ai mà tôi cảm thấy họ chẳng có tỏi, chẳng có kim. Thỉnh thoảng tôi cũng bực mình và kiên quyết ngoảnh mặt trước một cái miệng liến thoắng trình bày hoàn cảnh "mất cắp, con nằm viện..."
Tôi nghĩ quan niệm và cách cư xử của mình về việc "bố thí" từ trước đến nay cũng tạm ổn. Tuy nhiên ngày hôm nay tôi bỗng thấy quá phân vân... Phải chăng cơ chế thị trường ngày nay khiến người ta có thể bán mua mọi thứ? Phải chăng người đàn ông kia đã bán mất một thứ gì đó quý giá hơn rất nhiều để lấy một cái giá bằng vài đồng bạc lẻ? Phải chăng tôi cũng vừa mua một thứ mà mình không hẳn muốn mua, đó chính là sự phân vân?