phonglinhtim
03-20-2010, 11:03 PM
Nếu đã là một chủ doanh nghiệp thành công, thì chắc chắn việc bạn phải biết rõ thời điểm nào nên im lặng và lắng nghe người khác nói. Nghệ thuật giao tiếp với mọi người trong công ty là hết sức quan trọng.
Khi Romanus Wolter, một chuyên gia giao tiếp kinh doanh nổi tiếng tại Mỹ và là tác giả của các cuốn sách như “Kick Start Your Success” và “Kick Start Your Dream Business”, quyết định tự mình khởi sự kinh doanh, cha của ông đã dạy ông một bài học quan trọng: “Con đường hiệu quả nhất đưa kinh doanh phát triển cho là lắng nghe mọi người khác nói chuyện”.
Qua kinh nghiệm hoạt động chuyên môn của mình, Wolter nhận ra rằng các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý hiếm khi nắm bắt được sự chú ý và các mối quan tâm của những người khác.
Lôi kéo sự tham gia và đóng góp của mọi người là một phần quan trọng trong việc tạo dựng thành công trong kinh doanh. Những người đồng nghiệp, cấp trên hay thậm chí cấp dưới luôn có một lượng thông tin không giới hạn để chia sẻ, và bạn phải học cách tiếp thu nó thông qua việc lắng nghe. Một khi đã nắm rõ cách thức liên kết các quan điểm cá nhân khác nhau, bạn sẽ khám phá ra vô vàn công thức hữu ích để gặt hái thành công.
Chính sự lắng nghe tốt sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn tới mọi người. Điều này mới nghe có vẻ đơn giản, nhưng lắng nghe là cả một nghệ thuật mà bạn sẽ phải trau dồi rất nhiều để làm chủ nó.
Trong nhiều cuộc hội thảo kinh doanh gần đây dành cho các nhà quản lý, mọi người đang nhấn mạnh nhiều hơn đến chủ đề “học cách lắng nghe sao cho tốt hơn”. Một ví dụ điển hình nhất đó là có một chủ doanh nghiệp chống tay dưới cằm và lắng nghe chăm chú mọi người nói chuyện. Nhưng nếu nhìn kỹ, thì ra mắt ông ta đã nhắm mắt lại dưới cặp kính mầu. Ông ta thường dùng các cuộc họp để tranh thủ ngủ một giấc ngắn.
Theo Romanus Wolter, kỹ năng lắng nghe không nên được xem là một phản ứng thụ động mang tính tự nhiên của con người, việc lắng nghe tích cực sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong giao tiếp, làm khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc.
Bên cạnh đó, khả năng lắng nghe hiệu quả không phải là một kỹ năng bẩm sinh của chúng ta. Chúng ta phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó. Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn sàng nhận ra giá trị trong mọi cuộc đối thoại bạn tham gia.
1) Mở ra các cuộc hội thoại có chủ đích
Mọi người sẽ cởi mở nhiều hơi khi họ hiểu rằng họ có thể đóng góp như thế nào. Khi gặp gỡ mọi người, bạn hãy giúp đỡ tham gia tích cực hơn vào cuộc hội thoại bằng việc giải thích rõ ràng các mục đích của nó.
Hãy để mọi người biết rằng bạn không có mọi câu trả lời và bạn luôn đòn chào tất cả các ý kiến. Hành động này sẽ bộc lộ sự tin tưởng và xây dựng một nền tảng vững cho những trao đổi ý kiến giá trị.
2) Nói ít - học hỏi nhiều
Như những người dám nghĩ dám làm, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng mong muốn bộc lộ hết tất cả những kiến thức và tình cảm bên trong chúng ta. Để trở thành một người giao tiếp hiệu quả, chúng ta phải đảo chiều được các dòng thông tin dữ liệu đó và để thông tin đến với chúng ta.
Hãy cởi mở bản thân cho tất cả các ý tưởng mới bằng việc hấp thụ mọi ý tưởng, quan điểm của người khác. Ngoài việc có được các kiến thức mới, bạn hãy công nhận những đóng góp của mọi người xung quanh cho thành công của bạn.
3) Cẩn trọng với cám dỗ phải nói ngay thông điệp của mình
Những lợi ích bạn có được từ sự kiên nhẫn sẽ có giá trị lớn hơn nhiều so với bất cứ thoả mãn nào bạn nhận được từ việc nói lập tức thông điệp của mình. Đừng vạch ra những gì bạn sẽ nói tiếp theo trong khi cuộc hội thoại đang diễn ra. Không chỉ bạn sẽ đánh mất tính hiệu quả trong giao tiếp mà còn thể hiện rằng thông điệp của bạn quan trọng hơn thông điệp của người khác.
Rõ ràng rằng, trong giao tiếp điều quan trọng là việc tính toán thời điểm. Bạn có thể làm mọi thứ khác một cách chính xác, nhưng nếu nói không đúng lúc, bạn sẽ thất bại. Khả năng tính toán được thời điểm quan trọng nhất để nói ra không đơn giản chút nào. Bạn cần vượt qua được cám dỗ thôi thúc nói ra những gì mình mong muốn. Sự kiềm chế ở đây là rất cần thiết.
4) Chú trọng tới chủ đề đang được thảo luận
Để giao tiếp hiệu quả với mọi người phải có tạo được những cơ sở nền tảng. Bạn và người bên kia phải nắm rõ chủ đề đang nói. Nếu không chắc chắn cuộc giao tiếp sẽ đi lệch hướng và thậm chí rơi vào sự hỗn độn.
Rất tự nhiên, mọi người sẽ cần thời gian để hấp thụ bất cứ thông tin nào bạn đưa ra cho họ. Những thông tin quan trọng sẽ dễ dàng bị lu mờ bởi sự bổ sung các chủ đề mới. Bạn hãy đưa ra những bình luận hay các câu chuyện cá nhân có liên quan trực tiếp tới chủ đề đã được thảo luận. Sau đó im lặng và lắng nghe phản hồi từ phía người kia. Không chỉ vậy, bạn cần cố gắng nắm rõ vấn đề bằng việc đảm bảo cho mọi người có một không gian nhất định để phản hồi những gì đang được thảo luận.
5) Học cách bỏ qua cảm xúc của bản thân để mưu cầu thông tin
Rào cản lớn nhất trong việc lắng nghe đó là những mối bận tâm riêng của bản thân chúng ta. Cho dù cảm xúc của bạn chịu ảnh hưởng bởi một khúc mắc thể chất hay những tranh cãi gần đây, việc tập trung và tránh những suy nghĩ lan man là yếu quan trọng khi lắng nghe. Hãy tự đào tạo bản thân bằng cách thức nhìn thẳng vào mắt người khác. Nó sẽ giúp bạn duy trì được trọng tâm vàsự gắn kết lớn trong cuộc hội thoại.
Có câu châm ngôn rằng “Nói là gieo, nghe là gặt”. Trên thực tế, chúng ta dường như có khuynh hướng “gieo” nhiều hơn là “gặt”, trong khi việc “gặt” lại đem lại những kết quả rõ nét hơn. Lắng nghe tích cực sẽ mở ra nhiều chiếc rương châu báu các ý tưởng mới quý giá. Do vậy, bạn cần biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận để tiếp tục câu chuyện với một số câu nói như “Có vẻ như ”, “Chắc là…”,…
Việc học hỏi cách thức tiếp thu và ứng dụng quan điểm, ý tưởng của những người khác thông qua lắng nghe tích cực sẽ giúp bạn trở thành một chủ doanh nghiệp, một nhà quản lý tốt hơn và tiến một bước dài trên con đường hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Nguồn saokimad.com
Khi Romanus Wolter, một chuyên gia giao tiếp kinh doanh nổi tiếng tại Mỹ và là tác giả của các cuốn sách như “Kick Start Your Success” và “Kick Start Your Dream Business”, quyết định tự mình khởi sự kinh doanh, cha của ông đã dạy ông một bài học quan trọng: “Con đường hiệu quả nhất đưa kinh doanh phát triển cho là lắng nghe mọi người khác nói chuyện”.
Qua kinh nghiệm hoạt động chuyên môn của mình, Wolter nhận ra rằng các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý hiếm khi nắm bắt được sự chú ý và các mối quan tâm của những người khác.
Lôi kéo sự tham gia và đóng góp của mọi người là một phần quan trọng trong việc tạo dựng thành công trong kinh doanh. Những người đồng nghiệp, cấp trên hay thậm chí cấp dưới luôn có một lượng thông tin không giới hạn để chia sẻ, và bạn phải học cách tiếp thu nó thông qua việc lắng nghe. Một khi đã nắm rõ cách thức liên kết các quan điểm cá nhân khác nhau, bạn sẽ khám phá ra vô vàn công thức hữu ích để gặt hái thành công.
Chính sự lắng nghe tốt sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn tới mọi người. Điều này mới nghe có vẻ đơn giản, nhưng lắng nghe là cả một nghệ thuật mà bạn sẽ phải trau dồi rất nhiều để làm chủ nó.
Trong nhiều cuộc hội thảo kinh doanh gần đây dành cho các nhà quản lý, mọi người đang nhấn mạnh nhiều hơn đến chủ đề “học cách lắng nghe sao cho tốt hơn”. Một ví dụ điển hình nhất đó là có một chủ doanh nghiệp chống tay dưới cằm và lắng nghe chăm chú mọi người nói chuyện. Nhưng nếu nhìn kỹ, thì ra mắt ông ta đã nhắm mắt lại dưới cặp kính mầu. Ông ta thường dùng các cuộc họp để tranh thủ ngủ một giấc ngắn.
Theo Romanus Wolter, kỹ năng lắng nghe không nên được xem là một phản ứng thụ động mang tính tự nhiên của con người, việc lắng nghe tích cực sẽ quyết định rất lớn đến thành công trong giao tiếp, làm khích lệ hay làm nản lòng các đồng nghiệp, nối lại hay phá huỷ một mối quan hệ công việc.
Bên cạnh đó, khả năng lắng nghe hiệu quả không phải là một kỹ năng bẩm sinh của chúng ta. Chúng ta phải trau dồi nó và học cách làm chủ nó. Lắng nghe tích cực bắt đầu với sự sẵn sàng nhận ra giá trị trong mọi cuộc đối thoại bạn tham gia.
1) Mở ra các cuộc hội thoại có chủ đích
Mọi người sẽ cởi mở nhiều hơi khi họ hiểu rằng họ có thể đóng góp như thế nào. Khi gặp gỡ mọi người, bạn hãy giúp đỡ tham gia tích cực hơn vào cuộc hội thoại bằng việc giải thích rõ ràng các mục đích của nó.
Hãy để mọi người biết rằng bạn không có mọi câu trả lời và bạn luôn đòn chào tất cả các ý kiến. Hành động này sẽ bộc lộ sự tin tưởng và xây dựng một nền tảng vững cho những trao đổi ý kiến giá trị.
2) Nói ít - học hỏi nhiều
Như những người dám nghĩ dám làm, tất cả chúng ta đều có khuynh hướng mong muốn bộc lộ hết tất cả những kiến thức và tình cảm bên trong chúng ta. Để trở thành một người giao tiếp hiệu quả, chúng ta phải đảo chiều được các dòng thông tin dữ liệu đó và để thông tin đến với chúng ta.
Hãy cởi mở bản thân cho tất cả các ý tưởng mới bằng việc hấp thụ mọi ý tưởng, quan điểm của người khác. Ngoài việc có được các kiến thức mới, bạn hãy công nhận những đóng góp của mọi người xung quanh cho thành công của bạn.
3) Cẩn trọng với cám dỗ phải nói ngay thông điệp của mình
Những lợi ích bạn có được từ sự kiên nhẫn sẽ có giá trị lớn hơn nhiều so với bất cứ thoả mãn nào bạn nhận được từ việc nói lập tức thông điệp của mình. Đừng vạch ra những gì bạn sẽ nói tiếp theo trong khi cuộc hội thoại đang diễn ra. Không chỉ bạn sẽ đánh mất tính hiệu quả trong giao tiếp mà còn thể hiện rằng thông điệp của bạn quan trọng hơn thông điệp của người khác.
Rõ ràng rằng, trong giao tiếp điều quan trọng là việc tính toán thời điểm. Bạn có thể làm mọi thứ khác một cách chính xác, nhưng nếu nói không đúng lúc, bạn sẽ thất bại. Khả năng tính toán được thời điểm quan trọng nhất để nói ra không đơn giản chút nào. Bạn cần vượt qua được cám dỗ thôi thúc nói ra những gì mình mong muốn. Sự kiềm chế ở đây là rất cần thiết.
4) Chú trọng tới chủ đề đang được thảo luận
Để giao tiếp hiệu quả với mọi người phải có tạo được những cơ sở nền tảng. Bạn và người bên kia phải nắm rõ chủ đề đang nói. Nếu không chắc chắn cuộc giao tiếp sẽ đi lệch hướng và thậm chí rơi vào sự hỗn độn.
Rất tự nhiên, mọi người sẽ cần thời gian để hấp thụ bất cứ thông tin nào bạn đưa ra cho họ. Những thông tin quan trọng sẽ dễ dàng bị lu mờ bởi sự bổ sung các chủ đề mới. Bạn hãy đưa ra những bình luận hay các câu chuyện cá nhân có liên quan trực tiếp tới chủ đề đã được thảo luận. Sau đó im lặng và lắng nghe phản hồi từ phía người kia. Không chỉ vậy, bạn cần cố gắng nắm rõ vấn đề bằng việc đảm bảo cho mọi người có một không gian nhất định để phản hồi những gì đang được thảo luận.
5) Học cách bỏ qua cảm xúc của bản thân để mưu cầu thông tin
Rào cản lớn nhất trong việc lắng nghe đó là những mối bận tâm riêng của bản thân chúng ta. Cho dù cảm xúc của bạn chịu ảnh hưởng bởi một khúc mắc thể chất hay những tranh cãi gần đây, việc tập trung và tránh những suy nghĩ lan man là yếu quan trọng khi lắng nghe. Hãy tự đào tạo bản thân bằng cách thức nhìn thẳng vào mắt người khác. Nó sẽ giúp bạn duy trì được trọng tâm vàsự gắn kết lớn trong cuộc hội thoại.
Có câu châm ngôn rằng “Nói là gieo, nghe là gặt”. Trên thực tế, chúng ta dường như có khuynh hướng “gieo” nhiều hơn là “gặt”, trong khi việc “gặt” lại đem lại những kết quả rõ nét hơn. Lắng nghe tích cực sẽ mở ra nhiều chiếc rương châu báu các ý tưởng mới quý giá. Do vậy, bạn cần biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận để tiếp tục câu chuyện với một số câu nói như “Có vẻ như ”, “Chắc là…”,…
Việc học hỏi cách thức tiếp thu và ứng dụng quan điểm, ý tưởng của những người khác thông qua lắng nghe tích cực sẽ giúp bạn trở thành một chủ doanh nghiệp, một nhà quản lý tốt hơn và tiến một bước dài trên con đường hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Nguồn saokimad.com