View Full Version : TẠI SAO CÓ SỰ KHÁC BIỆT TRONG PHÁT ÂM GIỮA CÁC VÙNG??
miuluoi87
03-20-2010, 04:08 PM
Hãy cùng bình luận nha!Các bạn có biết?, tại sao lại có sự khác biệt trong cách phát âm giữa các vùng? Đơn giản và dễ hiểu, tại sao người miền Nam và người miền Bắc lại có giọng nói khác nhau nhưng cùng một ngôn ngữ???
RRRRRRR
03-20-2010, 05:05 PM
Lâu lắm rồi mới gặp chủ đề "khó gặm" như thế này! Bác nào cao thủ thử bình luận xem. Cách phát âm mỗi vùng miền khác nhau có lẽ có từ rất xa xưa, có lẽ phải giải thích bằng cả khoa học sinh lý cơ thể nữa.
7R mới nghĩ được 1 xíu, người miền Bắc giao tiếp tốt, nhẹ nhàng, tinh tế nhất, họ có lối sống tao nhã hơn nên cách dùng từ, phát âm cũng "dẻo", trau chuốt hơn. Người miền Trung sinh ra trong nắng cháy, khô cằn, khắc khiệt của thời tiết, thiên nhiên nên họ dùng từ khá nặng, nhanh. Người miền Nam sống thoáng nên cách phát âm họ cũng khác... ^^
Không hẳn Bắc, Trung, Nam cách phát âm khác mà mỗi tỉnh, mỗi huyện cách phát âm cũng đã khác nhau. Mình vẫn thích giọng con gái Huế nhất, ngày xưa cũng mê giọng một em người Huế, gốc ở thôn Vỹ Dạ, giọng siêu êm, siêu ngọt. :)
miuluoi87
03-22-2010, 11:57 AM
Huuu, không có câu trả lời sao? Thật sự câu này khó đến vậy à. Nghe có vẻ hình nhu mọi người hok có đáp án thì phải? Biết hỏi au bây giờ nhỉ?
Muốn trả lời câu hỏi này thì fai trả lời dc tại sao trên thế giới lại có nhiều thứ tiếng như vậy?Mặc dù trong Kinh Thánh có giải thích là do khi xưa con người kiêu ngạo,muốn xây lên tòa tháp baben cao đụng trời nên bị chúa phạt ,làm cho tòa tháp đó bị sụp đổ và mỗi người lại nói một thứ tiếng khác nhau để k ai hiểu ai.nhưng mà thời nay cần có sự can thiệp của khoa học mới có sức thuyết phục.
Việt Nam trước kia là lãnh thổ của nhiều nước nhỏ,mà mỗi nước lại có một thứ tiếng riêng,giọng nói riêng nên bi h mỗi vùng lại có những giọng nói khác nhau như v ậy.hihi,đây là suy luận của em thui.
RRRRRRR
03-24-2010, 01:49 AM
Thứ nhất: Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh nguồn nước ảnh hưởng tới việc phát âm của con người cả. Ở một số tỉnh phía Bắc như: Hà Nam, Thái Bình .... có một số thổ ngữ (tiếng nói của một làng hoặc một xã) Những làng, xã này thậm chí ăn chung một giếng nước, giặt chung một bến sông với các làng khác nhưng ngôn ngữ vẫn mang nét khác biệt. Tiếp tục với câu hỏi" Sự phát âm khác nhau do đâu mà có". Sự khác biệt giũa các phương ngữ không chỉ nằm ở mặt ngữ âm mà còn cả ở từ vựng và ngữ pháp nữa những khi nói tới sự khác biệt, ngữ âm thường được nhắc tới nhiều hơn vì nó là cái vỏ âm thanh của ngôn ngữ(phương ngữ) nên được người đối thoại dễ chú ý hơn mà thôi. Phương ngữ bạn có thể hiểu ngắn gọn đó là sự thể hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể nào đó và nó phải có sự khác biệt với các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân một cách có hệ thống. Nguyên nhân của sự hình thành phương ngữ có khá nhiều nhưng có thể chia thành chủ quan và khách quan. NN chủ quan: NN cũng giống như mọi sự vật hiện tượng khác trong cuộc sống, nó luôn luôn vận động biến đổi. NN khách quan: vị trí địa lý, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, tiếp xúc ngôn ngữ....Trong lịch sử Việt Nam, sự phân chia 3 miền Bắc - Trung - Nam là tương đối rõ ràng. bạn sẽ thấy 3 miền có những đặc trưng kinh tế - văn hóa - xã hội khác nhau , điều này ảnh hưởng rất nhiều tới ngôn ngữ. Miền Trung là khu vực ít có những giao lưu kinh tế --> còn lưu giữ được nhiều những vốn từ cổ và cách phát âm cổ. Miền Nam kinh tế phát triển mạnh, giao thương với nước ngoài nhiều --> cách phát âm có nhiều nét biển đối, lai tạp.
Thứ hai: Tiếng Hà Nội được coi là chuẩn. Vì bảng chính tả hiện thời cơ bản được xây dựng dựa trên tập quán phát âm của người ở vùng Hà Nội và có bổ sung, so sánh, đối chiếu với các địa phương khác. Nếu so với bảng chính tả bạn sẽ thấy người Hà Nội vẫn "nói ngọng" đấy. Người Hà Nội thay vì nói "cái rổ", "cái rá", "đi ra đi vào" sẽ nói "cái dổ", "cái dá", "đi da đi vào" (trong khi người Nam Định, Ninh Bình lại nói rất đúng).
(Trích: ngonnguhoc.org)
vBulletin® v3.8.4, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.