Sand
03-20-2010, 01:25 AM
Bi hài chuyện trẻ con bắt chước tivi
--------------------------------------------------------------------------------
Nhìn quảng cáo đệm trên TV, bé Na 6 tuổi bảo: “Hai người này nằm như vậy là để sinh con đó. Rồi cô ấy sẽ có bầu, chú ấy sẽ bắt phá thai cho mà coi”.
Chủ nhật vừa rồi, chị Tâm, 30 tuổi, TP HCM, gửi bé Na 6 tuổi sang nhà ông bà ngoại. Khi xem quảng cáo về nệm cao su, có cảnh hai người đang nằm với vẻ mặt hạnh phúc, Na quay sang nói với ông: “Họ nằm như vậy là để sinh con đó ông. Rồi cô ấy sẽ có bầu, chú ấy sẽ bắt phá thai cho mà coi. Tội nghiệp lắm ông ạ!”. Ông ngoại ngạc nhiên nhìn cháu rồi hỏi: “Ai bảo với cháu như vậy?”. Na vô tư hỏi lại: “Ông không xem phim Hoa Dã Quỳ à?”. Thì ra bé Na bị nhiễm phim tâm lý tình cảm dành cho người lớn.
Bố mẹ bận rộn suốt ngày nên Bảo Anh, 7 tuổi, ở nhà với người giúp việc. Trước đây, bé thường rủ bạn hàng xóm là Ngân Vy, 5 tuổi, sang chơi chung. Một hôm, Bảo Anh lớn tiếng đuổi Vy ra khỏi nhà. Bố mẹ mắng thì bé cong môi lên: “Bảo Anh không thích chơi với con gái nữa, tụi con gái nham hiểm, thâm độc lắm!”. Chị Hà, mẹ Bảo Anh, mắng: “Tại sao con lại ăn nói kỳ cục thế?”. Bảo Anh bướng bỉnh: “Con xem phim trên TV thấy vậy mà mẹ! Mẹ không biết đâu, con gái phức tạp lắm!”.
Không chỉ bắt chước lời ăn tiếng nói, một số bé còn bắt chước những hành động như trên phim. Một lần, chị Lý đến đón con tại trường thì bị cô giáo mắng vốn: “Trưa nay, đang giờ chơi thì bé Phương đẩy mạnh bé Nhi vào tường, rồi hôn vào môi con bé làm cháu nó khóc thét lên”. Chị Lý nổi nóng quay sang la con. Phương tròn mắt lên nhìn mẹ: “Con thấy có cái gì đâu! Trên TV người ta hôn nhau hoài mà mẹ. Mình thích ai thì mình hôn người đó”. Chị Lý sượng hết mặt mày, lật đật dẫn con về.
Trong khi đó, một số bé gái tỏ ra dị ứng khi tiếp xúc với bạn trai. Có lần bé Ti, 6 tuổi, ở Đà Nẵng, trong giờ học bỗng quay sang tát bạn nam ngồi bên cạnh làm cả lớp nhốn nháo cả lên. Cô giáo hỏi thì bé kênh kiệu: “Tại bạn ấy cứ lấy tay chạm vào chân con. Con xem phim thấy, nếu con trai làm như thế là dê đó cô!”. Cô giáo quay sang hỏi cậu bé bên cạnh: “Con đã làm gì bạn?”. Cậu bé mếu máo: “Dạ, con đâu có làm gì đâu, con bị rớt cây bút, con cúi xuống lượm vô tình đụng bạn ấy thôi mà”.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai cho rằng, trẻ con hay bắt chước những lời nói, hành động bắt gặp ở cuộc sống hay trên TV. Trẻ sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình một cách lệch lạc với lời nói và hành động bắt chước vì nghĩ rằng như thế là thú vị. Vì vậy, giáo dục của gia đình là rất quan trọng trong giai đoạn phát triển tư duy của trẻ.
Cha mẹ cần chọn lọc và theo dõi chương trình giải trí cho trẻ. Chỉ cho phép trẻ xem hoạt hình, phim cổ tích, thế giới động vật… Thêm vào đó, cần quy định giờ giấc xem truyền hình của con cái, thông thường, không quá 1-2 giờ mỗi ngày.
Theo Bao Đat Viet
--------------------------------------------------------------------------------
Nhìn quảng cáo đệm trên TV, bé Na 6 tuổi bảo: “Hai người này nằm như vậy là để sinh con đó. Rồi cô ấy sẽ có bầu, chú ấy sẽ bắt phá thai cho mà coi”.
Chủ nhật vừa rồi, chị Tâm, 30 tuổi, TP HCM, gửi bé Na 6 tuổi sang nhà ông bà ngoại. Khi xem quảng cáo về nệm cao su, có cảnh hai người đang nằm với vẻ mặt hạnh phúc, Na quay sang nói với ông: “Họ nằm như vậy là để sinh con đó ông. Rồi cô ấy sẽ có bầu, chú ấy sẽ bắt phá thai cho mà coi. Tội nghiệp lắm ông ạ!”. Ông ngoại ngạc nhiên nhìn cháu rồi hỏi: “Ai bảo với cháu như vậy?”. Na vô tư hỏi lại: “Ông không xem phim Hoa Dã Quỳ à?”. Thì ra bé Na bị nhiễm phim tâm lý tình cảm dành cho người lớn.
Bố mẹ bận rộn suốt ngày nên Bảo Anh, 7 tuổi, ở nhà với người giúp việc. Trước đây, bé thường rủ bạn hàng xóm là Ngân Vy, 5 tuổi, sang chơi chung. Một hôm, Bảo Anh lớn tiếng đuổi Vy ra khỏi nhà. Bố mẹ mắng thì bé cong môi lên: “Bảo Anh không thích chơi với con gái nữa, tụi con gái nham hiểm, thâm độc lắm!”. Chị Hà, mẹ Bảo Anh, mắng: “Tại sao con lại ăn nói kỳ cục thế?”. Bảo Anh bướng bỉnh: “Con xem phim trên TV thấy vậy mà mẹ! Mẹ không biết đâu, con gái phức tạp lắm!”.
Không chỉ bắt chước lời ăn tiếng nói, một số bé còn bắt chước những hành động như trên phim. Một lần, chị Lý đến đón con tại trường thì bị cô giáo mắng vốn: “Trưa nay, đang giờ chơi thì bé Phương đẩy mạnh bé Nhi vào tường, rồi hôn vào môi con bé làm cháu nó khóc thét lên”. Chị Lý nổi nóng quay sang la con. Phương tròn mắt lên nhìn mẹ: “Con thấy có cái gì đâu! Trên TV người ta hôn nhau hoài mà mẹ. Mình thích ai thì mình hôn người đó”. Chị Lý sượng hết mặt mày, lật đật dẫn con về.
Trong khi đó, một số bé gái tỏ ra dị ứng khi tiếp xúc với bạn trai. Có lần bé Ti, 6 tuổi, ở Đà Nẵng, trong giờ học bỗng quay sang tát bạn nam ngồi bên cạnh làm cả lớp nhốn nháo cả lên. Cô giáo hỏi thì bé kênh kiệu: “Tại bạn ấy cứ lấy tay chạm vào chân con. Con xem phim thấy, nếu con trai làm như thế là dê đó cô!”. Cô giáo quay sang hỏi cậu bé bên cạnh: “Con đã làm gì bạn?”. Cậu bé mếu máo: “Dạ, con đâu có làm gì đâu, con bị rớt cây bút, con cúi xuống lượm vô tình đụng bạn ấy thôi mà”.
Chuyên gia tư vấn tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai cho rằng, trẻ con hay bắt chước những lời nói, hành động bắt gặp ở cuộc sống hay trên TV. Trẻ sẽ thể hiện sự hiểu biết của mình một cách lệch lạc với lời nói và hành động bắt chước vì nghĩ rằng như thế là thú vị. Vì vậy, giáo dục của gia đình là rất quan trọng trong giai đoạn phát triển tư duy của trẻ.
Cha mẹ cần chọn lọc và theo dõi chương trình giải trí cho trẻ. Chỉ cho phép trẻ xem hoạt hình, phim cổ tích, thế giới động vật… Thêm vào đó, cần quy định giờ giấc xem truyền hình của con cái, thông thường, không quá 1-2 giờ mỗi ngày.
Theo Bao Đat Viet