phonglinhtim
03-17-2010, 09:48 PM
Trong trái tim mình, ai cũng có một khoảng lặng dành cho sự nhung nhớ và xót xa thầm kín. Điều ấy có thể ngủ yên giữa cuộc sống thường nhật, nhưng nó sẽ thức tỉnh bởi 1 thoáng nhung nhớ chợt ùa về trong tâm tưởng.
Cứ cuối tuần là tôi lau dọn mọi ngóc nghách trong nhà. Nhưng có 1 nơi mà tôi ít khi động đến là cái ngăn kéo nhỏ để thư từ, nhật ký. Tôi mở khóa tủ nhìn đống giấy chứa đầy cảm xúc 1 thời. Mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp gọn gàng: 3 tập thư dày cùng 1 tập bưu thiếp chúc mừng các loại và 5 quyển nhật ký. Những thứ cũ kỹ này tuy không đáng giá về giá trị vật chất nhưng tôi trân trọng và muốn lưu giữ nó hết mức có thể. Đó là bệnh nghề nghiệp của tôi- nghề lưu trữ. Tôn chỉ của tôi là “ Cái gì có chữ chẳng lưu, cái không có chữ thì lưu làm gì”. Tôi yêu sách vở, cứ là sách, đại loại là chữ nghĩa là tôi phân loại theo chủ đề để gọn gàng cho bạn đọc dễ tra cứu, nhìn tủ sách lại rất khoa học. Tôi ngắm nhìn tỉ mỉ từng chiếc bưu thiếp xếp cận thận trong túi nilong và thường thì tôi để những chiếc thích nhất và có ý nghĩa nhất đối với mình lên trên cùng.
Chiếc bưu thiếp vẽ bằng tay này là nỗi ám ảnh đau lòng nhất của tôi. Hình ảnh 1 anh chàng bị ngã vì treo lên chiếc thang tre để cố vẽ lên tường dòng chữ “ I LOVE YOU”. Hình ảnh ấy làm tôi rưng rưng nước mắt. Và cũng vì nó mà tôi đã không đủ dũng cảm mở tù thường xuyên để ôn lại kỷ niệm cũ.
Năm thứ 2 đại học tôi sống khép mình, suốt ngày cắm đầu vào việc học quyết dành cho được 1 suất học bổng. bạn bè chán nản khi rủ tôi đi chơi vì cái tội hay đòi về như 1 đứa trẻ. Một buổi tối khi đã quá mệt mỏi sau đợt thi học kỳ, tôi quyết định cùng nhỏ bạn đến phòng triển lãm ảnh của các anh sinh viên báo chí về chủ đề: “ Trẻ em và chất độc da cam”. Những bức ảnh chụp những nụ cười méo mó của các em bé nhiễm chất độc màu da cam khiến tôi không sao cầm được nước mắt. Một anh tiến lại gần chúng tôi: “ Chào các em, nhìn ảnh xúc động quá phải không”... Bọn anh đi chụp ảnh còn xúc động hơn vì tận mắt chứng kiến sự tàn phá quá lớn của chiến tranh lên những con người vô tội. Thực ra ý tưởng của bọn anh không phải là phơi bày nỗi đau mà muốn qua đây toát lên một chút hy vọng về cuộc sống của biết bao nhiêu số phận thiệt thòi”. Anh nhìn tôi và nói tiếp:” Em thấy không, các cháu bé vẫn có nụ cười hồn nhiên và ánh mắt đầy hy vọng. Đó mới là ý nghĩa nhân văn trong cái hồn của ảnh” . Anh thuyết trình cho chúng tôi nghe về những bức ảnh của bạn bè mình. Tôi hỏi: “ Thế ảnh của anh đâu ạ?”. Anh cười hóm hỉnh: “ Em hãy cảm nhận về bức ảnh đừng để ý đến người chụp nó”.
Đi qua bức tường trắng phía đối diện, tôi bị thu hút bởi bức ảnh rất xúc động- một nụ cười mãn nguyện của một bé gái tật nguyền đang ngồi thêu bên khung vải trắng. Cô bé thêu đàn cò trắng bay trên thảm lúa mênh mông và bầu trời và tia nắng rạng ngời của ánh bình minh. Tôi ngắm em bé rồi nhìn lại bức tranh thêu mà lòng đầy cảm phục tôi thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối khi cảm thấy mệt khi phải đối mặt với những kỳ thi. Trong khi em bé kia với mình đầy thương tật mà hằng ngày vẫn tạo ra được sản phẩm thủ công để tự nuôi sống bản thân và làm đẹp cho đời. Từ đó mỗi lần chán nản tôi thường nhớ đến bức ảnh để khích lệ bản thân, và tôi được biết bức ảnh đó là của anh- người đã dẫn tâm hồn tôi đi sâu vào người khác để yêu, để cảm thông và chia sẻ.
Sau đó thỉnh thoảng tôi mới có dịp gặp anh vì bận học hành thi cử. Ngày tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp anh vắng mặt vì phải nằm viện.Ngay ngày hôm đó tôi đến thăm anh. Anh nắm trên gưiờng bệnh, nước da xanh tái, đôi môi nhợt nhạt nhưng ánh mắt vẫn cháy sáng tia hy vọng.Anh lần dưới gối đưa tôi 1 lá thư và cười tươi như bông hoa như cố nở thêm 1 lần rực rỡ. Nhưng ai ngờ, nụ cười đó đã vĩnh viễn rời xa tôi 3 ngày sau đó để nỗi nhớ khắc khoải mãi trong tôi. Tôi đau như mất 1 phần da thịt.
Anh là đứa con duy nhất của một thương binh bị nhiễm chất độc da cam và căn bệnh ung thư máu đã hành hạ anh từ năm thứ nhất đại học. Chiếc bưu thiếp kẹp trong thư tự tay anh vẽ là lời tỏ tình anh dành cho tôi. Thì ra anh không thể đến bên tôi sớm hơn vì anh biết ngày anh ra đi sẽ làm tôi đau khổ. Trong lá thư tình duy nhất dành cho tôi anh nói:” Anh rất yêu em, hãy xem điều này chỉ là cơn gió mát thoảng qua cuộc đời em nhé. Vì cuộc đời em còn dài và đẹp lắm. Cuộc đời anh cũng đẹp nhưng nó chỉ dừng ở đây thôi”.
Tôi đã khóc rất nhiều mặc dù anh dặn tôi đừng khóc. Tôi cố dằn lòng và nghĩ đến ngày mai. Có lẽ giờ đây anh đang tồn tại ở 1 không gian vô thường nào đó nhẹ nhàng và thanh tịnh. Ở đó sẽ chẳng có điều gì có thể làm anh tổn thương và đau đớn nữa.
Tôi lặng lẽ lau bờ mi và xếp gọn gàng ngăn tủ . Rồi hình ảnh cô bé đang ngồi thêu tranh trong bức ảnh anh chụp lại hiện về, hình ảnh anh cũng hiện về trong khóe mắt ấy. Ánh mắt của 1 người đã từng sống trong ngập tràn niềm tin và hy vọng.
(Sáng tác bởi Quế Chi- Báo Phụ nữ Việt Nam )
Cứ cuối tuần là tôi lau dọn mọi ngóc nghách trong nhà. Nhưng có 1 nơi mà tôi ít khi động đến là cái ngăn kéo nhỏ để thư từ, nhật ký. Tôi mở khóa tủ nhìn đống giấy chứa đầy cảm xúc 1 thời. Mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp gọn gàng: 3 tập thư dày cùng 1 tập bưu thiếp chúc mừng các loại và 5 quyển nhật ký. Những thứ cũ kỹ này tuy không đáng giá về giá trị vật chất nhưng tôi trân trọng và muốn lưu giữ nó hết mức có thể. Đó là bệnh nghề nghiệp của tôi- nghề lưu trữ. Tôn chỉ của tôi là “ Cái gì có chữ chẳng lưu, cái không có chữ thì lưu làm gì”. Tôi yêu sách vở, cứ là sách, đại loại là chữ nghĩa là tôi phân loại theo chủ đề để gọn gàng cho bạn đọc dễ tra cứu, nhìn tủ sách lại rất khoa học. Tôi ngắm nhìn tỉ mỉ từng chiếc bưu thiếp xếp cận thận trong túi nilong và thường thì tôi để những chiếc thích nhất và có ý nghĩa nhất đối với mình lên trên cùng.
Chiếc bưu thiếp vẽ bằng tay này là nỗi ám ảnh đau lòng nhất của tôi. Hình ảnh 1 anh chàng bị ngã vì treo lên chiếc thang tre để cố vẽ lên tường dòng chữ “ I LOVE YOU”. Hình ảnh ấy làm tôi rưng rưng nước mắt. Và cũng vì nó mà tôi đã không đủ dũng cảm mở tù thường xuyên để ôn lại kỷ niệm cũ.
Năm thứ 2 đại học tôi sống khép mình, suốt ngày cắm đầu vào việc học quyết dành cho được 1 suất học bổng. bạn bè chán nản khi rủ tôi đi chơi vì cái tội hay đòi về như 1 đứa trẻ. Một buổi tối khi đã quá mệt mỏi sau đợt thi học kỳ, tôi quyết định cùng nhỏ bạn đến phòng triển lãm ảnh của các anh sinh viên báo chí về chủ đề: “ Trẻ em và chất độc da cam”. Những bức ảnh chụp những nụ cười méo mó của các em bé nhiễm chất độc màu da cam khiến tôi không sao cầm được nước mắt. Một anh tiến lại gần chúng tôi: “ Chào các em, nhìn ảnh xúc động quá phải không”... Bọn anh đi chụp ảnh còn xúc động hơn vì tận mắt chứng kiến sự tàn phá quá lớn của chiến tranh lên những con người vô tội. Thực ra ý tưởng của bọn anh không phải là phơi bày nỗi đau mà muốn qua đây toát lên một chút hy vọng về cuộc sống của biết bao nhiêu số phận thiệt thòi”. Anh nhìn tôi và nói tiếp:” Em thấy không, các cháu bé vẫn có nụ cười hồn nhiên và ánh mắt đầy hy vọng. Đó mới là ý nghĩa nhân văn trong cái hồn của ảnh” . Anh thuyết trình cho chúng tôi nghe về những bức ảnh của bạn bè mình. Tôi hỏi: “ Thế ảnh của anh đâu ạ?”. Anh cười hóm hỉnh: “ Em hãy cảm nhận về bức ảnh đừng để ý đến người chụp nó”.
Đi qua bức tường trắng phía đối diện, tôi bị thu hút bởi bức ảnh rất xúc động- một nụ cười mãn nguyện của một bé gái tật nguyền đang ngồi thêu bên khung vải trắng. Cô bé thêu đàn cò trắng bay trên thảm lúa mênh mông và bầu trời và tia nắng rạng ngời của ánh bình minh. Tôi ngắm em bé rồi nhìn lại bức tranh thêu mà lòng đầy cảm phục tôi thấy mình thật nhỏ bé và yếu đuối khi cảm thấy mệt khi phải đối mặt với những kỳ thi. Trong khi em bé kia với mình đầy thương tật mà hằng ngày vẫn tạo ra được sản phẩm thủ công để tự nuôi sống bản thân và làm đẹp cho đời. Từ đó mỗi lần chán nản tôi thường nhớ đến bức ảnh để khích lệ bản thân, và tôi được biết bức ảnh đó là của anh- người đã dẫn tâm hồn tôi đi sâu vào người khác để yêu, để cảm thông và chia sẻ.
Sau đó thỉnh thoảng tôi mới có dịp gặp anh vì bận học hành thi cử. Ngày tôi bảo vệ luận văn tốt nghiệp anh vắng mặt vì phải nằm viện.Ngay ngày hôm đó tôi đến thăm anh. Anh nắm trên gưiờng bệnh, nước da xanh tái, đôi môi nhợt nhạt nhưng ánh mắt vẫn cháy sáng tia hy vọng.Anh lần dưới gối đưa tôi 1 lá thư và cười tươi như bông hoa như cố nở thêm 1 lần rực rỡ. Nhưng ai ngờ, nụ cười đó đã vĩnh viễn rời xa tôi 3 ngày sau đó để nỗi nhớ khắc khoải mãi trong tôi. Tôi đau như mất 1 phần da thịt.
Anh là đứa con duy nhất của một thương binh bị nhiễm chất độc da cam và căn bệnh ung thư máu đã hành hạ anh từ năm thứ nhất đại học. Chiếc bưu thiếp kẹp trong thư tự tay anh vẽ là lời tỏ tình anh dành cho tôi. Thì ra anh không thể đến bên tôi sớm hơn vì anh biết ngày anh ra đi sẽ làm tôi đau khổ. Trong lá thư tình duy nhất dành cho tôi anh nói:” Anh rất yêu em, hãy xem điều này chỉ là cơn gió mát thoảng qua cuộc đời em nhé. Vì cuộc đời em còn dài và đẹp lắm. Cuộc đời anh cũng đẹp nhưng nó chỉ dừng ở đây thôi”.
Tôi đã khóc rất nhiều mặc dù anh dặn tôi đừng khóc. Tôi cố dằn lòng và nghĩ đến ngày mai. Có lẽ giờ đây anh đang tồn tại ở 1 không gian vô thường nào đó nhẹ nhàng và thanh tịnh. Ở đó sẽ chẳng có điều gì có thể làm anh tổn thương và đau đớn nữa.
Tôi lặng lẽ lau bờ mi và xếp gọn gàng ngăn tủ . Rồi hình ảnh cô bé đang ngồi thêu tranh trong bức ảnh anh chụp lại hiện về, hình ảnh anh cũng hiện về trong khóe mắt ấy. Ánh mắt của 1 người đã từng sống trong ngập tràn niềm tin và hy vọng.
(Sáng tác bởi Quế Chi- Báo Phụ nữ Việt Nam )