Sand
03-10-2010, 12:05 AM
Những người có quan điểm bảo thủ thường cảm thấy hạnh phúc hơn so với người cấp tiến, vì họ luôn tìm ra lời giải thích hợp lý cho những bất bình đẳng trong xã hội.
Hai nhà tâm lý Jaime Napier và John Jost của Đại học New York (Mỹ) tìm hiểu mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân bằng cách thăm dò ý kiến của hàng nghìn người tại nhiều nước.
Trong bảng khảo sát, hai ông đưa vào nhiều câu hỏi để xác định xem người trả lời có quan điểm bảo thủ hay cởi mở. Ngoài ra những người tham gia còn phải cho biết mức độ hài lòng với cuộc sống của họ. “Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy sự bất bình đẳng tác động tới người có tư tưởng cấp tiến lớn hơn nhiều so với người bảo thủ. Nguyên nhân là người cấp tiến thường không tìm được lời giải thích về tình trạng bất bình đẳng theo cách tích cực”, hai nhà khoa học nhận định.
Kết quả nghiên cứu của Napier và Jost cũng trùng hợp với kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) tiến hành năm 2006. Trong cuộc thăm dò đó, 47% người ủng hộ đảng Cộng hòa (vốn được cho là có quan điểm bảo thủ) khẳng định họ cảm thấy “cực kỳ hạnh phúc”, trong khi chỉ có 28% người ủng hộ đảng Dân chủ (có quan điểm cởi mở hơn) tỏ ra hài lòng tuyệt đối với cuộc sống.
Để lý giải những bất bình đẳng về kinh tế, những người bảo thủ ủng hộ thuyết thăng tiến theo thực tài. Theo thuyết này, mọi công dân đều có cơ hội leo lên các nấc thang danh vọng trong xã hội bằng năng lực và sự lao động chăm chỉ. Thành phần xuất thân, màu da, giới tính, tình trạng hôn nhân, tư tưởng chính trị, quan hệ nhân thân và nhiều yếu tố khác không được xét đến trong quá trình bổ nhiệm. Vì thế, ngay cả khi người bảo thủ thuộc tầng lớp thấp của xã hội, họ vẫn cảm thấy điều đó hoàn toàn công bằng.
Quy luật tương tự cũng xảy ra đối với từng cá nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ ủng hộ tư tưởng cấp tiến thường cảm thấy kém hạnh phúc trong hôn nhân hơn so với phụ nữ có quan điểm bảo thủ. "Vấn đề nằm ở chỗ phụ nữ cấp tiến dễ bất mãn hơn khi chung sống với người đàn ông có nhân phẩm kém, năng lực thấp hoặc không chịu san sẻ việc nhà với vợ”, Napier nhận xét.
(theo Livescience)
Hai nhà tâm lý Jaime Napier và John Jost của Đại học New York (Mỹ) tìm hiểu mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân bằng cách thăm dò ý kiến của hàng nghìn người tại nhiều nước.
Trong bảng khảo sát, hai ông đưa vào nhiều câu hỏi để xác định xem người trả lời có quan điểm bảo thủ hay cởi mở. Ngoài ra những người tham gia còn phải cho biết mức độ hài lòng với cuộc sống của họ. “Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy sự bất bình đẳng tác động tới người có tư tưởng cấp tiến lớn hơn nhiều so với người bảo thủ. Nguyên nhân là người cấp tiến thường không tìm được lời giải thích về tình trạng bất bình đẳng theo cách tích cực”, hai nhà khoa học nhận định.
Kết quả nghiên cứu của Napier và Jost cũng trùng hợp với kết quả một cuộc thăm dò ý kiến do Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ) tiến hành năm 2006. Trong cuộc thăm dò đó, 47% người ủng hộ đảng Cộng hòa (vốn được cho là có quan điểm bảo thủ) khẳng định họ cảm thấy “cực kỳ hạnh phúc”, trong khi chỉ có 28% người ủng hộ đảng Dân chủ (có quan điểm cởi mở hơn) tỏ ra hài lòng tuyệt đối với cuộc sống.
Để lý giải những bất bình đẳng về kinh tế, những người bảo thủ ủng hộ thuyết thăng tiến theo thực tài. Theo thuyết này, mọi công dân đều có cơ hội leo lên các nấc thang danh vọng trong xã hội bằng năng lực và sự lao động chăm chỉ. Thành phần xuất thân, màu da, giới tính, tình trạng hôn nhân, tư tưởng chính trị, quan hệ nhân thân và nhiều yếu tố khác không được xét đến trong quá trình bổ nhiệm. Vì thế, ngay cả khi người bảo thủ thuộc tầng lớp thấp của xã hội, họ vẫn cảm thấy điều đó hoàn toàn công bằng.
Quy luật tương tự cũng xảy ra đối với từng cá nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ ủng hộ tư tưởng cấp tiến thường cảm thấy kém hạnh phúc trong hôn nhân hơn so với phụ nữ có quan điểm bảo thủ. "Vấn đề nằm ở chỗ phụ nữ cấp tiến dễ bất mãn hơn khi chung sống với người đàn ông có nhân phẩm kém, năng lực thấp hoặc không chịu san sẻ việc nhà với vợ”, Napier nhận xét.
(theo Livescience)