Sand
02-24-2010, 08:16 PM
Sau khi đọc bài viết này...dù chẳng còn lạ gì với cái kiểu "thấy sang bắt quàng làm họ" (còn khi nghèo thì ngoảnh mặt làm ngơ?) nhưng nhiều khi không hiểu nổi làm sao có thể tồn tại được những con người trơ trẽn đến thế, cái gọi là "đạo đức" cơ bản cũng không có ... Thiệt tình, đúng là hết tuuốc chữa! Pó tay!
------------------------------------
“Không thể tin được, mấy chục năm nay, ông bà Hết sống đơn độc, thuộc diện xóa đói giảm nghèo của phường, sống bằng những tấm lòng từ thiện, chẳng thấy có con cháu nào đến thăm. Vậy mà chỉ một ngày sau khi ông may mắn thành tỷ phú, người quen ở đâu không biết kéo đến chật cả ngõ, bít cả lối đi”, ông Nam, một người hàng xóm nói.
Cũng theo ông Nam, sau khi tự xưng là con cháu, nhiều người đã xông luôn vào nhà, lục lọi từ xó bếp đến đầu giường để tìm tiền trước sự kháng cự yếu ớt của ông lão. Khi được hàng xóm can thiệp, nhiều người cho rằng “đây là chuyện trong nhà, người ngoài biết gì mà xía vô”.
Ông Nguyễn Văn Hết, 97 tuổi, ở quận 11, TP HCM, vừa mới trúng số độc đắc vào hôm 28 Tết sau 30 năm ròng ngày nào cũng mua vé số. Trừ thuế, cho tiền người xung quanh, ông còn gửi ngân hàng 6 tỷ đồng và giữ lại chi tiêu vài trăm triệu. Tâm sự với VnExpress.net, ông lão cho biết, ngoài hai người con riêng của vợ, ông và bà sống với nhau không có con. Cả khi sống với người vợ trước cũng không có mụn con nào.
“Đám người xuất hiện sau khi tui trúng số là cháu con của hai người em gái họ và con của em họ rất xa ở Long An. Nhiều người lần đầu tiên tui gặp nên cũng không biết là ai. May mắn trúng số, vui cũng có, mà nhiều khi tôi thấy hoa cả mắt vì họ”, ông Hết than thở.
Ông lão cho biết, không ngờ thông tin trúng số loan đi nhanh đến thế. “Trúng số từ 28 tết, chiều 29 đã có đứa xưng là cháu đến xin chia tiền. Suốt mấy ngày Tết, tôi không thể ngủ yên vì họ cứ đến đòi cho tiền. Tôi nói tiền đã gửi cho người khác giữ, từ từ tôi cho, nhưng đám bà con “đại bác bắn không tới” ấy vẫn nhất định không tha”, ông Hết kể.
Sáng 22/2, tình hình vòi quà vẫn căng thẳng khiến con ngõ 341 đường Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, nơi nhà cụ Hết, không còn lối đi. “Bí thế, chúng tôi đành nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Nhờ vậy họ mới tản đi, tuy nhiên một số người vẫn cố tình bám trụ, tìm mọi lời lẽ tác động vào ông lão vốn đã không còn minh mẫn vì tuổi tác”, một người hàng xóm nói.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, sau khi ông Hết trúng số lớn, chuyện vui buồn không chỉ xảy ra cho gia đình ông, mà còn lan sang cả hàng xóm. Nạn nhân là anh Phạm Hữu Đức, người đang mất ăn mất ngủ vì phải ôm số tiền giữ giúp ông lão, trong khi con cháu vây quanh đòi chia.
“Người ta trúng số mà mình mang họa. Công việc riêng bỏ hết, ngủ cũng chẳng yên. Thứ nhất, mọi người cứ nghĩ mình giữ tiền vì trục lợi; thứ hai, con cháu ông Hết bám theo đòi tiền quá khiến tôi xanh mặt. Trong khi đó mình chỉ làm phước, giúp ông cụ”, anh Đức nói.
Cũng theo người chủ cơ sở chuyên hàn - tiện kim loại này, ông bà Hết với anh thân thiết. Việc anh giúp đỡ là vì ông bà đã quá lẩm cẩm chứ không có mục đích gì khác. Hơn nữa, khi nhận giữ tiền giúp ông Hết, hay chi tiêu bất cứ món tiền nào, anh Đức cũng mời chính quyền địa phương chứng kiến.
Quá lo sợ dư luận và ngại người thân của ông Hết “tấn công”, anh Đức quyết định trao hết tiền mặt và thẻ gửi tiền ở ngân hàng mà anh đang giữ cho chính quyền địa phương nhờ cất giúp.
Ngoài anh Đức, mấy ngày qua, một vài người trong xóm cũng bị nghi ngờ, bởi sau khi nhẩm tính số tiền mà ông lão hiện có, không ít người cho rằng đã bị thất thoát hàng tỷ đồng.
“Lúc mới nhận tiền thưởng, quá vui mừng, ông Hết lấy từng cục tiền để cho nhiều người. Chính vì thế, không ai biết rõ ông đã cho bao nhiêu”, ông Hoàng Liên Sơn, Phó chủ tịch UBND phường 5 cho biết.
Chiều 23/2, 11 ngày sau khi ông lão nghèo nhận tiền trúng số, mọi việc đã tạm ổn. Cảnh “người thân” nheo nhóc đòi chia tiền đã không còn, tuy nhiên câu chuyện về cặp vợ chồng ông già không còn minh mẫn, không có con ôm số tiền to vẫn là đề tài mà nhiều người dân phường 5, quận 11, bàn tán.
Nhiều người tiên đoán: “Rồi đây, đám con cháu “ảo” sẽ quay lại tìm mọi cách để moi tiền” hoặc “Ông bà đã già quá rồi, lại còn lú lẫn, không biết sẽ dùng tiền ra sao”. Một số người khác lắc đầu ngao ngán: “Ở tuổi gần đất xa trời này, với đám cháu bỗng dưng nhận người thân như thế, ông già không trúng số có khi còn khỏe thân hơn”.
------------------------------------
“Không thể tin được, mấy chục năm nay, ông bà Hết sống đơn độc, thuộc diện xóa đói giảm nghèo của phường, sống bằng những tấm lòng từ thiện, chẳng thấy có con cháu nào đến thăm. Vậy mà chỉ một ngày sau khi ông may mắn thành tỷ phú, người quen ở đâu không biết kéo đến chật cả ngõ, bít cả lối đi”, ông Nam, một người hàng xóm nói.
Cũng theo ông Nam, sau khi tự xưng là con cháu, nhiều người đã xông luôn vào nhà, lục lọi từ xó bếp đến đầu giường để tìm tiền trước sự kháng cự yếu ớt của ông lão. Khi được hàng xóm can thiệp, nhiều người cho rằng “đây là chuyện trong nhà, người ngoài biết gì mà xía vô”.
Ông Nguyễn Văn Hết, 97 tuổi, ở quận 11, TP HCM, vừa mới trúng số độc đắc vào hôm 28 Tết sau 30 năm ròng ngày nào cũng mua vé số. Trừ thuế, cho tiền người xung quanh, ông còn gửi ngân hàng 6 tỷ đồng và giữ lại chi tiêu vài trăm triệu. Tâm sự với VnExpress.net, ông lão cho biết, ngoài hai người con riêng của vợ, ông và bà sống với nhau không có con. Cả khi sống với người vợ trước cũng không có mụn con nào.
“Đám người xuất hiện sau khi tui trúng số là cháu con của hai người em gái họ và con của em họ rất xa ở Long An. Nhiều người lần đầu tiên tui gặp nên cũng không biết là ai. May mắn trúng số, vui cũng có, mà nhiều khi tôi thấy hoa cả mắt vì họ”, ông Hết than thở.
Ông lão cho biết, không ngờ thông tin trúng số loan đi nhanh đến thế. “Trúng số từ 28 tết, chiều 29 đã có đứa xưng là cháu đến xin chia tiền. Suốt mấy ngày Tết, tôi không thể ngủ yên vì họ cứ đến đòi cho tiền. Tôi nói tiền đã gửi cho người khác giữ, từ từ tôi cho, nhưng đám bà con “đại bác bắn không tới” ấy vẫn nhất định không tha”, ông Hết kể.
Sáng 22/2, tình hình vòi quà vẫn căng thẳng khiến con ngõ 341 đường Lạc Long Quân, phường 5, quận 11, nơi nhà cụ Hết, không còn lối đi. “Bí thế, chúng tôi đành nhờ chính quyền địa phương can thiệp. Nhờ vậy họ mới tản đi, tuy nhiên một số người vẫn cố tình bám trụ, tìm mọi lời lẽ tác động vào ông lão vốn đã không còn minh mẫn vì tuổi tác”, một người hàng xóm nói.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, sau khi ông Hết trúng số lớn, chuyện vui buồn không chỉ xảy ra cho gia đình ông, mà còn lan sang cả hàng xóm. Nạn nhân là anh Phạm Hữu Đức, người đang mất ăn mất ngủ vì phải ôm số tiền giữ giúp ông lão, trong khi con cháu vây quanh đòi chia.
“Người ta trúng số mà mình mang họa. Công việc riêng bỏ hết, ngủ cũng chẳng yên. Thứ nhất, mọi người cứ nghĩ mình giữ tiền vì trục lợi; thứ hai, con cháu ông Hết bám theo đòi tiền quá khiến tôi xanh mặt. Trong khi đó mình chỉ làm phước, giúp ông cụ”, anh Đức nói.
Cũng theo người chủ cơ sở chuyên hàn - tiện kim loại này, ông bà Hết với anh thân thiết. Việc anh giúp đỡ là vì ông bà đã quá lẩm cẩm chứ không có mục đích gì khác. Hơn nữa, khi nhận giữ tiền giúp ông Hết, hay chi tiêu bất cứ món tiền nào, anh Đức cũng mời chính quyền địa phương chứng kiến.
Quá lo sợ dư luận và ngại người thân của ông Hết “tấn công”, anh Đức quyết định trao hết tiền mặt và thẻ gửi tiền ở ngân hàng mà anh đang giữ cho chính quyền địa phương nhờ cất giúp.
Ngoài anh Đức, mấy ngày qua, một vài người trong xóm cũng bị nghi ngờ, bởi sau khi nhẩm tính số tiền mà ông lão hiện có, không ít người cho rằng đã bị thất thoát hàng tỷ đồng.
“Lúc mới nhận tiền thưởng, quá vui mừng, ông Hết lấy từng cục tiền để cho nhiều người. Chính vì thế, không ai biết rõ ông đã cho bao nhiêu”, ông Hoàng Liên Sơn, Phó chủ tịch UBND phường 5 cho biết.
Chiều 23/2, 11 ngày sau khi ông lão nghèo nhận tiền trúng số, mọi việc đã tạm ổn. Cảnh “người thân” nheo nhóc đòi chia tiền đã không còn, tuy nhiên câu chuyện về cặp vợ chồng ông già không còn minh mẫn, không có con ôm số tiền to vẫn là đề tài mà nhiều người dân phường 5, quận 11, bàn tán.
Nhiều người tiên đoán: “Rồi đây, đám con cháu “ảo” sẽ quay lại tìm mọi cách để moi tiền” hoặc “Ông bà đã già quá rồi, lại còn lú lẫn, không biết sẽ dùng tiền ra sao”. Một số người khác lắc đầu ngao ngán: “Ở tuổi gần đất xa trời này, với đám cháu bỗng dưng nhận người thân như thế, ông già không trúng số có khi còn khỏe thân hơn”.