bb91
02-24-2010, 01:02 AM
TTO - Có bao giờ người Việt Nam tự hỏi liệu chúng ta có một ngày tết thuần Việt? Câu hỏi nghe có vẻ ngớ ngẩn vì chúng ta có tết cổ truyền âm lịch, còn gọi là tết Nguyên đán.
Tôi đã tin như vậy và luôn tự hào về ngày tết cổ truyền của dân tộc mình với những “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.
Cúng giao thừa mang đầy sự thành kính với đất trời và tổ tiên trong thời khắc giao mùa - Ảnh Lê Bích
Thế nhưng có một điều làm cho ngày tết cổ truyền của người Việt mất đi nét đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế khi trùng với ngày tết của người Trung Hoa.
Bước ra bên ngoài thế giới, nói đến tết âm lịch, gần như ai cũng sẽ nghĩ đến tết của người Hoa. Ngay cả đương kim Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc người Hàn Quốc, ông Ban Ki Moon, cũng từng gọi tết âm lịch là tết Trung Hoa.
Người Việt chúng ta ăn tết âm lịch là một trong những ảnh hưởng của hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Đó là một thực tế chúng ta phải thừa nhận. Trước đây người Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tổ chức tết theo âm lịch nhưng hiện nay đã chuyển sang tết dương lịch. Như vậy, hiện nay chỉ còn Trung Quốc, các lãnh thổ nơi có đông người Hoa sinh sống và Việt Nam có tết này.
Vậy với người Việt Nam, chúng ta phải làm gì để không mất đi những ngày tết cổ truyền đã có hàng trăm năm nay nhưng vẫn không bị đánh đồng với ngày tết âm lịch của người Hoa hay vay mượn từ tết tây của người phương tây? Câu trả lời, theo tôi, là chúng ta nên có cái tết riêng của người Việt. Đây là công việc mà các nhà sử học nên khảo cứu để tìm hiểu xem liệu cha ông ta từ thời xa xưa đã tổ chức lể tết vào thời gian nào.
Trên cơ sở đó chúng ta sẽ có thể phục dựng được ngày tết riêng của người Việt Nam đúng nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta có sự tích bánh chưng bánh dày nói về tục làm bánh trong dịp tết và lại còn có câu chuyện cổ tích cây nêu ngày tết nói về nguồn gốc ngày tết của người Việt.
Đó là những cơ sở đáng quý để mỗi người Việt Nam tin rằng chúng ta có thể có được cái tết riêng của mình không vay mượn, không đánh đồng và khi nhắc đến các dân tộc khác đều phải thừa nhận. Lợi ích có được từ việc này là vô cùng lớn nếu không muốn nói là không đếm được. Nó sẽ là nguồn cảm hứng mới cho các thế hệ mai sau, mang lại sự tự tin và kiêu hãnh trong mỗi người Việt Nam và nếu nói theo các nhà kinh tế thì nó sẽ định vị lại hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
Các ngành kinh tế đặc biệt là du lịch sẽ hưởng lợi từ đây. Mơ mộng hơn một chút, sẽ có ngày chúng ta có thể nộp đơn xin UNESCO công nhận ngang hàng như tết của người Trung Quốc.
VŨ HOÀNG PHÚ
(Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành ngôn ngữ tại Đại học Southern Illinois, Mỹ)
Tôi đã tin như vậy và luôn tự hào về ngày tết cổ truyền của dân tộc mình với những “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.
Cúng giao thừa mang đầy sự thành kính với đất trời và tổ tiên trong thời khắc giao mùa - Ảnh Lê Bích
Thế nhưng có một điều làm cho ngày tết cổ truyền của người Việt mất đi nét đặc sắc trong mắt bạn bè quốc tế khi trùng với ngày tết của người Trung Hoa.
Bước ra bên ngoài thế giới, nói đến tết âm lịch, gần như ai cũng sẽ nghĩ đến tết của người Hoa. Ngay cả đương kim Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc người Hàn Quốc, ông Ban Ki Moon, cũng từng gọi tết âm lịch là tết Trung Hoa.
Người Việt chúng ta ăn tết âm lịch là một trong những ảnh hưởng của hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Đó là một thực tế chúng ta phải thừa nhận. Trước đây người Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tổ chức tết theo âm lịch nhưng hiện nay đã chuyển sang tết dương lịch. Như vậy, hiện nay chỉ còn Trung Quốc, các lãnh thổ nơi có đông người Hoa sinh sống và Việt Nam có tết này.
Vậy với người Việt Nam, chúng ta phải làm gì để không mất đi những ngày tết cổ truyền đã có hàng trăm năm nay nhưng vẫn không bị đánh đồng với ngày tết âm lịch của người Hoa hay vay mượn từ tết tây của người phương tây? Câu trả lời, theo tôi, là chúng ta nên có cái tết riêng của người Việt. Đây là công việc mà các nhà sử học nên khảo cứu để tìm hiểu xem liệu cha ông ta từ thời xa xưa đã tổ chức lể tết vào thời gian nào.
Trên cơ sở đó chúng ta sẽ có thể phục dựng được ngày tết riêng của người Việt Nam đúng nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta có sự tích bánh chưng bánh dày nói về tục làm bánh trong dịp tết và lại còn có câu chuyện cổ tích cây nêu ngày tết nói về nguồn gốc ngày tết của người Việt.
Đó là những cơ sở đáng quý để mỗi người Việt Nam tin rằng chúng ta có thể có được cái tết riêng của mình không vay mượn, không đánh đồng và khi nhắc đến các dân tộc khác đều phải thừa nhận. Lợi ích có được từ việc này là vô cùng lớn nếu không muốn nói là không đếm được. Nó sẽ là nguồn cảm hứng mới cho các thế hệ mai sau, mang lại sự tự tin và kiêu hãnh trong mỗi người Việt Nam và nếu nói theo các nhà kinh tế thì nó sẽ định vị lại hình ảnh Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế.
Các ngành kinh tế đặc biệt là du lịch sẽ hưởng lợi từ đây. Mơ mộng hơn một chút, sẽ có ngày chúng ta có thể nộp đơn xin UNESCO công nhận ngang hàng như tết của người Trung Quốc.
VŨ HOÀNG PHÚ
(Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành ngôn ngữ tại Đại học Southern Illinois, Mỹ)