hanjaesuk
02-07-2010, 05:30 PM
Bạn rất muốn lảng tránh những câu hỏi về giới tính nhưng rồi, bạn bè, cô giáo và thậm chí là người đi đường nào đó có bầu hay vừa sinh bé. Lúc này, đứa con 6 tuổi sẽ nhìn bạn và hỏi: “Em bé từ đâu ra hả mẹ?”. Bạn thấy lúng túng.
Hiểu rõ câu hỏi
“Bước đầu tiên để trả lời câu hỏi lớn này là đảm bảo rằng bạn hiểu những gì bé đang hỏi”, TS Susan Bartell, chuyên gia tâm lý gia đình và là tác giả cuốn 50 câu trẻ thường hỏi, cho biết.
Một đứa trẻ có thể chỉ muốn biết rằng liệu bé có sinh ra ở Hà Nội, giống như bạn của mình. Nếu bạn trả lời câu hỏi của bé bằng 1 câu hỏi đơn giản: “Điều gì đã làm con nghĩ như vậy?” thì suy đoán của bạn sẽ được làm rõ.
Đặt 1 hoặc 2 câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của bé hơn. Bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng bé học hỏi rất nhanh từ các bạn hay từ anh chị em ruột và bạn cũng có thời gian để đưa ra lượng thông tin chính xác với yêu cầu của bé.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp
Khi bạn hiểu rõ rằng bé đang hỏi về nơi các em bé chào đời thì lúc này mới cần trả lời. Bước vào cấp 1 là lúc trẻ sẵn sàng nghe “Khi mẹ và bố yêu nhau rất nhiều thì cả 2 sẽ gắn chặt vào nhau và tạo ra một em bé”, TS Bartell nói. “Nếu cảm thấy cần phải cụ thể hơn nữa thì hãy dùng từ chính xác và câu ngắn gọn để mô tả sự gắn chặt vào nhau”.
Giúp trẻ hiểu rằng trẻ không được chia sẻ thông tin này với bất kỳ ai nếu không được phép của bạn. “Cần kiên quyết và nghiêm khắc trong quyết định này”, bà Bartell khuyến cáo. Và nếu trẻ vẫn nói với bạn bè dù bạn đã dặn dò thì hãy nhắc lại nguyên tắc và thể hiện rõ thái độ không đồng tình của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần nói với các bậc phụ huynh khác về những điều trẻ đã chia sẻ với con cái họ. “Không cần thiết phải quá khổ sở về nó - chuyện này không thể tránh được và đó là cách những đứa trẻ học về giới tính và tình dục”.
Những gì không nên nói
Có một lưu ý rất quan trọng là nguyên tắc nên và không nên nói gì. Theo TS Bartell, không bao giờ được trả lời bằng những câu chuyện hư cấu, không có thật và không nói với trẻ rằng bé lớn lên ở trong bụng mẹ và chui ra từ đâu. “Bé sẽ lo lắng rằng mình sẽ bị ép quay trở lại bụng mẹ. Hãy giải thích rằng bé lớn lên ở một nơi rất đặc biệt và chỉ những người phụ nữ mới có vùng đặc biệt đó”.
Khi bạn nói với bé, TS Bartell khuyên hãy đặt nhiều câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ mong muốn của bé. “Hãy nói chậm và dừng lại ngay khi sự tò mò của bé đã được thỏa mãn. Đừng nói với trẻ nhiều hơn những điều trẻ hỏi. Ngoài ra, không cần phải sử dụng từ tình dục hay một từ tương tự trong giai đoạn này - trừ khi bé hỏi”, bà Bartell khuyên.
Tình huống đặc biệt
Nếu bé là con nuôi thì sự giải thích cần hàm chứa cả điều này. Bé sẽ tìm kiếm lời đảm bảo rằng bé thuộc về gia đình bạn. Nếu là gia đình “rổ giá cạp lại” thì cũng cần nói với bé.
Trên tất cả, bé muốn biết rằng trẻ được mong chờ và yêu thương và vì thế hãy nói với chúng những điều trẻ muốn.
Nhân Hà
Theo SK
Hiểu rõ câu hỏi
“Bước đầu tiên để trả lời câu hỏi lớn này là đảm bảo rằng bạn hiểu những gì bé đang hỏi”, TS Susan Bartell, chuyên gia tâm lý gia đình và là tác giả cuốn 50 câu trẻ thường hỏi, cho biết.
Một đứa trẻ có thể chỉ muốn biết rằng liệu bé có sinh ra ở Hà Nội, giống như bạn của mình. Nếu bạn trả lời câu hỏi của bé bằng 1 câu hỏi đơn giản: “Điều gì đã làm con nghĩ như vậy?” thì suy đoán của bạn sẽ được làm rõ.
Đặt 1 hoặc 2 câu hỏi trước khi đưa ra câu trả lời cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ yêu cầu của bé hơn. Bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng bé học hỏi rất nhanh từ các bạn hay từ anh chị em ruột và bạn cũng có thời gian để đưa ra lượng thông tin chính xác với yêu cầu của bé.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp
Khi bạn hiểu rõ rằng bé đang hỏi về nơi các em bé chào đời thì lúc này mới cần trả lời. Bước vào cấp 1 là lúc trẻ sẵn sàng nghe “Khi mẹ và bố yêu nhau rất nhiều thì cả 2 sẽ gắn chặt vào nhau và tạo ra một em bé”, TS Bartell nói. “Nếu cảm thấy cần phải cụ thể hơn nữa thì hãy dùng từ chính xác và câu ngắn gọn để mô tả sự gắn chặt vào nhau”.
Giúp trẻ hiểu rằng trẻ không được chia sẻ thông tin này với bất kỳ ai nếu không được phép của bạn. “Cần kiên quyết và nghiêm khắc trong quyết định này”, bà Bartell khuyến cáo. Và nếu trẻ vẫn nói với bạn bè dù bạn đã dặn dò thì hãy nhắc lại nguyên tắc và thể hiện rõ thái độ không đồng tình của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần nói với các bậc phụ huynh khác về những điều trẻ đã chia sẻ với con cái họ. “Không cần thiết phải quá khổ sở về nó - chuyện này không thể tránh được và đó là cách những đứa trẻ học về giới tính và tình dục”.
Những gì không nên nói
Có một lưu ý rất quan trọng là nguyên tắc nên và không nên nói gì. Theo TS Bartell, không bao giờ được trả lời bằng những câu chuyện hư cấu, không có thật và không nói với trẻ rằng bé lớn lên ở trong bụng mẹ và chui ra từ đâu. “Bé sẽ lo lắng rằng mình sẽ bị ép quay trở lại bụng mẹ. Hãy giải thích rằng bé lớn lên ở một nơi rất đặc biệt và chỉ những người phụ nữ mới có vùng đặc biệt đó”.
Khi bạn nói với bé, TS Bartell khuyên hãy đặt nhiều câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ mong muốn của bé. “Hãy nói chậm và dừng lại ngay khi sự tò mò của bé đã được thỏa mãn. Đừng nói với trẻ nhiều hơn những điều trẻ hỏi. Ngoài ra, không cần phải sử dụng từ tình dục hay một từ tương tự trong giai đoạn này - trừ khi bé hỏi”, bà Bartell khuyên.
Tình huống đặc biệt
Nếu bé là con nuôi thì sự giải thích cần hàm chứa cả điều này. Bé sẽ tìm kiếm lời đảm bảo rằng bé thuộc về gia đình bạn. Nếu là gia đình “rổ giá cạp lại” thì cũng cần nói với bé.
Trên tất cả, bé muốn biết rằng trẻ được mong chờ và yêu thương và vì thế hãy nói với chúng những điều trẻ muốn.
Nhân Hà
Theo SK