View Full Version : Mẹo bảo quản thực phẩm ngày Tết ...
Vào những ngày Tết, các bà nội trợ thường mua thức ăn dự trữ, phòng khi nhà có khách đột xuất. Vì thế, việc chọn lựa, bảo quản các loại thực phẩm luôn phải được quan tâm. Xin giới thiệu một số mẹo nhỏ sau:
Để măng khô mau nở và giữ được trong nhiều ngày
Hãy dùng nước vo gạo để ngâm, măng sẽ rất mau nở và khi nấu sẽ chóng nhừ.
Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần. Lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.
Giữ lạp xưởng được lâu
Ðể giữ lạp xưởng được lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị một cái rá hoặc hộp, khay... đặt một cốc rượu trắng vào chính giữa, rồi xếp lạp xưởng xung quanh.
Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp xưởng sẽ trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.
Bảo quản bánh chưng, bánh tét
Vớt bánh chưng ra sau khi nấu chín, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại.
Tận dụng thực phẩm sau ngày Tết
Sau Tết, sẽ có rất nhiều đồ ăn dư như thịt gà, giò lụa, chả quế... Bạn hãy thử thay đổi khẩu vị cho gia đình bằng những tô bún thang, hay đĩa nem cuốn. Thịt gà dùng để ninh nước lèo chan bún, còn giò lụa hay chả quế thì băm nhỏ làm nhân nem. Chắc chắn bạn sẽ thấy ngon miệng hơn.
Bí quyết nho nhỏ
Có những việc xem ra thì rất nhỏ nhặt nhưng đôi lúc rất cần thiết. Những bí quyết sau đây giúp bạn tự tin hơn trong công việc nội trợ hằng ngày.
Cách lấy bánh bông lan ở khuôn ra:
Muốn dễ lấy bánh bông lan ra khỏi khuôn, nhớ trét beurre hay dầu và rắc vào khuôn một ít bột mì trước khi đổ hỗn hợp bột, trứng, đường vàọ Bánh chín, dùng dao nhọn luồn vào khuôn bánh xoáy nhẹ, bánh sẽ tróc dễ dàng.
Giữ khoai tây trắng sau khi gọt vỏTránh bị thâm đen khi luộc cả củ:
Muốn giữ khoai tây được trắng, sau khi gọt vỏ phải ngâm khoai vào nước có pha chút muối, không cần phải vắt chanh khoai vẫn trắng.
Rửa sạch khoai trước khi luộc với nhiều nước, khoai không bị thâm đen khi luộc.
Tẩy mùi hôi của vịt trước khi nấu:
Dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, chà trong ngoài con vịt, sau đó xả sạch bằng nước lạnh vịt sẽ hết mùi hôi.
Cách làm cá trê sao cho được sạch hết nhớt và lấy máu tanh:
Nên dùng tro đã sàng mịn để chà khắp mình cá, sau đó rửa lại bằng nước lạnh có pha chút ít rượu hay gừng. Dùng một con dao nhỏ, nhọn mũi moi hết máu tanh nằm trong lưng cá trê, cá sẽ hết mùi tanh và rất sạch (nên nhớ đừng rửa bằng muối vì như thế sẽ ra nhiều nhớt hơn).
Làm sao để trộn gỏi không bị chảy nước và giòn lâu:
Muốn gỏi sau khi trộn được giòn lâu và không ra nước, chỉ cần bóp gỏi với đường (không dùng giấm, muối hay chanh). Nước mắm trộn gỏi phải thật đặc (nấu nước mắm+ đường với tỉ lệ 1 nước mắm +2 đường). Khi trộn mới cho chanh.
Chữa mặn trong thức ăn nấu chín:
Nếu bạn lỡ tay nêm gia vị hơi mặn trong nồi canh hay nồi hầm, đừng quá vội lo lắng, hãy cho vào một củ khoai tây đã gọt vỏ, khoai sẽ rút bớt chất mặn trong canh. Trường hợp không có khoai sẵn ở nhà, bạn lấy một nhúm gạo, vo sạch, bọc vào một túi vải sạch rồi thả vào nồị Gạo nở dần lên cũng sẽ hút bớt chất mặn trong canh.
Muối cà trắng và giòn:
Bạn muốn làm cho cà trắng và giòn, chỉ cần muối cà cho thêm riềng + tỏi Nước cốt riềng sẽ làm quả cà rất trắng và giòn tự nhiên.
Làm sao cho cá kho được chắc thịt:
Phải ướp cá với các gia vị khoảng 2 giờ. Sau đó đặt lên bếp kho lớn lửa cho cá thật sôi, kho đến khi cạn nước. Cá sẽ rất chắc và thơm.
Tẩy mùi tanh của chảo bằng sắt:
Chảo bằng sắt xào thức ăn rất ngon, lại nóng đềụ Nhưng nếu mua về, không làm hết mùi tanh thì rất khó dùng khi nấụ Đơn giản thôi, bạn mua một bó he.. Rửa sơ, để nguyên hay xắt khúc cũng được. Đặt chảo lên bếp, mở lửa thật lớn, bao giờ thấy chảo nóng bốc khói, lòng chảo chuyển sang màu xám xanh thì cho hẹ vào, cứ rang hẹ đều quanh lòng chảo cho đến khi hẹ cháy dòn là được.
Giữ táo còn trắng sau khi gọt:
Pha vào nước sạch một chút chanh và một chút muối (pha loãng). Gọt xong miếng nào thả ngay vào tô nước đến đấy, ngâm khoảng 5 phút, vớt ra, để thật khô, xếp lên dĩa rồi dùng giấy nylon bọc kín lại. Táo sẽ trắng mãi và giữ được độ giòn.
Muốn pha một ấm trà thật ngon:
Trà nên pha bằng nước lọc mua ở tiệm để tránh mùi của nước khử trùng. Tráng bình đựng trà bằng nước sôi cho nóng đều, bỏ trà vào bình, chế nước sôi vào và đổ ngay nước này đi, sau đó mới rót nước sôi khác vào từ từ, mỗi lần một ít cho trà thấm đủ và ra nước ngon.
Chọn lựa phủ tạng gia súc
Cũng như thịt, phủ tạng của gia súc dùng làm thực phẩm cần phải tươi tốt, không tật bệnh. Ta có thể phân biệt phủ tạng vật lành mạnh với phủ tạng vật tật bệnh như sau:
Đối với gan:
Gan gia súc lành mạnh có mầu đỏ sẫm hoặc mầu tím nhạt. Sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và giữ nguyên vết lõm khi rút ngón tay ra.
Gan của gia súc bệnh thường chuyển màu thành mầu gạch non, mầu vàng hay mầu bạc trắng.
Gan vật mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, tuyệt đối không được dùng loại gan này, phải hủy bỏ.
Gan vật bị ung nhọt đã lành bệnh hay đã trở thành mạn tính thì cứng, nếu cắt nghe sồn sột như cắt vải.
Gan vật bị bệnh sán lá (Fasciola hepatica) thường có lác đác một vài con kén sán lá (ấu trùng sán lá) cần hớt bỏ, loại chỗ bị nhiễm sán, nhưng phải đun thật kỹ mới dùng được, nếu nhiều kén thì phải hủy toàn bộ, vì ǎn vào sẽ lây nhiễm sán lá sang người.
Đối với tim:
Tim vật khỏe mạnh thường có mầu đỏ sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim dính liền với cơ tim.
Tim vật bệnh có mầu tím sẫm hoặc nhạt, mềm nhũn, mặt ngoài sần sùi hay tụ máu.
Tim vật bị phù thì giữa màng tim và tim có nước dịch tích tụ.
Tim vật mắc bệnh tụ huyết, xung quanh tim có nước vàng, nếu bổ tim ra có máu đông hay lỏng mầu vàng hoặc sẫm đen, nhiều khi tim sưng to gấp rưỡi, gấp đôi bình thường.
Tim vật bị bệnh gạo có những hạt như hạt gạo mầu trắng, chứa ấu trùng sán, nếu ǎn nhầm phải sẽ mắc bệnh sán từ vật truyền sang người.
Đối với bầu dục (thận):
Bầu dục vật khỏe có mầu đỏ tươi hoặc mầu hồng ngả sang tím, mặt ngoài nhẵn bóng mềm mại.
Bầu dục lợn có hình hạt đậu, còn bầu dục bò đặc biệt có nhiều múi, nếu có bệnh thì thường tụ máu mầu đỏ sẫm hay tím nhạt.
Đối với lá lách (tụy tạng):
Lá lách hình dài dẹt, hai đầu tròn, mầu đỏ sẫm, hơi xanh, sờ vào thấy xốp. Lách lợn cũng vậy nhưng mầu nâu.
Lá lách là một bộ phận cảm ứng dễ dàng với bệnh tật, nên khi con vật mắc bệnh truyền nhiễm lách sẽ sưng to, đọng máu, tím bầm, đổi dạng.
Đặc biệt lách vật bị bệnh than sẽ tím bầm nát như bùn, nhiều khi sưng to gấp 5-6 lần bình thường và đen như than.
Đối với dạ dày - ruột:
Dạ dày, ruột gia súc lành mạnh có mầu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí.
Các phủ tạng này vì tiếp xúc trực tiếp với phân, giun, sán,... nên việc chế biến nấu nướng phải hết sức thận trọng, vệ sinh.
Những chuyện rất nhỏ nhưng đôi lúc ta không chú ý. Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp ít cho công việc nội trợ tốt hơn.
1. Kiểm tra xem nấm lành hay độc:
Đun nấm với ít hành tây. Nếu hành tây có màu đen hay nâu là nấm độc.
2. Để dành hộp cà chua dùng chưa hết:
Tráng lên mặt cà chua một lớp dầu ăn.
3. Ngâm cá:
Ngâm cá vào nước sôi khi đánh vẩy sẽ không văng tứ tung.
4. Dao dính nhựa trái cấy:
Thoa dầu ăn lau khô rồi rửa sạch.
5. Mùi nấm:
Sau khi làm nấm mùi cứ bám vào tay, cứ việc lấy tay vò nát mấy lá rau húng hay rau răm, mùi sẽ biến mất.
6. Lỡ nêm muối vào canh quá mặn:
Bỏ chiếc muỗng bằng bạc vào nồi canh,hay bỏ lòng trắng trứng vào rồi đun sôi lại, phần muối thừa sẽ được khử hết sau đó.
7. Bột lành bánh nhão vì lỡ cho nhiều nước:
Lấy khăn dầy quấn bột để 20 phút bột sẽ ráo.
8. Chén đĩa vừa đựng cá:
Bỏ vào đó vài vỏ chanh vừa vắt sẽ khử được mùi.
9. Giữ củ hành được lâu:
Vùi vào trong cát để nơi khô ráo.
10. Tráng trứng nổi phồng:
Cho vào trứng chút bột nổi đánh đều.
Một vài kinh nghiệm nho nhỏ,có thể giúp bạn khỏi phải lúng túng khi vào bếp.
Bí quyết nấu lẩu mực ngon:
- Khi chọn mực, lưu ý mực có 3 loại là mực nang (mập tròn và vỏ dày, da cứng, thích hợp làm các món tươi sống hoặc món gỏi), mực ống (ốm và tròn dài, mình mỏng, dùng làm mực nhồi ngon nhất) và mực lá (ngắn hơn mực ống, dài hơn mực nang, làm các món chiên ngon nhất).
Chọn mực đúng loại sẽ giúp món ăn ngon hơn.
- Khi làm mực, nên để vừa chín, không nên để lâu, mực sẽ dai. Mực tẩm bột chiên trong dầu sôi chỉ để khoảng 5-10 phút, trong nước sôi nên nhúng.
- Khi ướp hải sản, đừng nên cho nhiều muối, dễ bị mặn.
- Nấu lẩu hải sản ngon cần làm dậy lên mùi đặc biệt của biển bằng cách cho một ít xương cá vào nấu trong nước dùng. Ðể át mùi tanh, nước dùng nên có vị hơi cay. Với nhiều kiểu và nhiều cách nấu khác nhau, nhưng tạo mùi thơm kích thích ăn ngon chủ yếu cho lẩu vẫn là các loại thảo mộc như sả, riềng, lá chanh...
Cá rán không nát, vỡ và dính chảo:
Bắc chảo lên bếp, để chảo thật nóng mới khử dầu mỡ. Ðợi dầu sôi, thả cá vào. Như vậy, da cá sẽ lành, không bị tróc hoặc dính vào chảo.
Khi chảo nóng, có thể dùng một lát gừng tươi xát mạnh vào đáy và thành chảo. Sau đó mới đổ dầu để rán cá. Chính dầu và gừng đã tạo ra giữa da cá và thành chảo một lớp màng trơn làm da cá không có khả năng bám dính nữa.
Trước khi rán loại cá đã ướp muối, nên rửa sạch muối, tránh cá cháy dính vào xoong. Khi rán cá, ngọn lửa to sẽ làm da cá có khả năng bám dính cao hơn.
Dùng dầu ăn làm sạch bếp ga:
Lấy giẻ khô hoặc giấy vệ sinh thấm dầu ăn để lau sạch mọi cáu bẩn xung quanh bếp ga. Dầu ăn sẽ hoà tan cáu bẩn nên bạn sẽ lau sạch một cách nhẹ nhàng.
Cách hầm thịt trâu, bò mau nhừ:
Thịt trâu, thịt bò được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Nhưng khi nấu, hầm sẽ mất rất nhiều thời gian, nhất là đối với loại thịt của trâu bò già. Sau đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn nấu nhanh hơn.
- Buối tối hôm trước, xoa lên miếng thịt bò cần nấu một lớp bột hạt cải khô (giá khoảng 5.000 đống/gr). Sáng hôm sau, trước khi nấu, rửa sạch. Thịt bò không những chóng mềm mà còn có hương vị rất ngon.
- Khi nấu thịt bò, bạn có thể cho một ít rượu hoặc dấm. Cứ 1kg thịt, cho khoảng từ 2-3 muỗng rượu hoặc 1-2 muỗng dấm.
- Chuẩn bị một túi vải xô, khi nấu, lấy bã chè khô nhét vào túi rồi cùng nấu với thịt. Bạn sẽ có một nồi thịt bò rất thơm ngon.
- Có thể thả vào nồi thịt vài miếng đu đủ non. Chất acide có trong đu đủ làm thịt chóng mềm.
Ðể ngâm măng khô mau nở:
Bạn hãy sử dụng nước gạo để ngâm, măng sẽ rất mau nở và khi nấu măng lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già rồi rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần khi nào nấu thì lấy ra, lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.
Ðể táo, lê không sậm màu sau khi gọt vỏ:
Táo, lê sau khi gọt vỏ thường chuyển sang màu sẫm nhìn không đẹp mắt. Bạn nên ngâm lê, táo sau khi gọt vỏ vào thau nước muối pha loãng, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh bị thâm đen.
Ðể cà chua mau nhừ:
Khi làm sốt cà chua, muốn cho mau nhừ, bạn chỉ cần cho vào chảo một chút muối rồi đảo đều. Bạn sẽ tiết kiệm được 1/2 thời gian đấy!
Cảm ơn sand nhá! Mình học dược nhìu mẹo hay quá!
Oh,có nhiều cách hay và lạ quá.Những trường hợp này rất thường hay gặp nhưng lại chẵng biết xử lí thế nào^^,giờ thì bik rùi ,nhưng lúc thực hành mới là quan trọg
vBulletin® v3.8.4, Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.