RRRRRRR
09-13-2009, 04:07 PM
"Thưởng hoa nên lựa bạn hào nhã;
tới chốn cao lâu, nên lựa bạn điềm đạm;
leo núi nên lựa bạn ẩn dật,
đóng thuyền nên lựa bạn phóng khoáng;
ngắm trăng nên lựa bạn trầm tĩnh;
dạo tuyết nên lựa bạn diễm lệ;
uống rượu nên lựa bạn phong vận."
Người Trung Hoa cho rằng: Trà Đạo là bạn của bậc ẩn sĩ thanh cao:" uống Trà để quên đi cái huyên náo phồn hoa; Trà không phải để cho hạng ăn cao lương, bận lượt là thưởng thức".
Tôi ko sành Trà, vậy ko đủ tư cách đê bàn về Trà. Nhưng với Tửu, ko dám nói là bậc cao nhân nhưng cũng đủ sức ngồi cà kê với bạn hữu tới tận sáng. Một bậc tiền nhân đã quả quyết rằng những người nghiện Trà ko thích uống Rượu, mà những người nghiện Rượu cũng ko thích uống Trà. Chính ông cũng là một người sành Trà mà cũng nhận rằng không biết uống Rượu.
Nay rảnh rỗi, ngồi tán chuyện chơi.
Cũng như hút thuốc, Rượu nó làm tăng năng lực sáng tác của ta lên rất nhiều.
Cái thú uống Rượu, đặc biệt là thú "tiểu ẩm" (uống một li nhỏ) mà trong văn học Trung Hoa người ta thường nhắc tới: "Trong lúc nửa say, người ta nói huyên thuyên, nói hoài không ngừng; không có gì thú hơn, sướng hơn nữa". Người ta có cảm giác hăng hái, dương dương đắc ý, cơ hồ như trở ngại nào cũng thắng nổi, giác quan mẫn nhuệ lên, mà khả năng sáng tác, nó ở giữa ranh giới hiện thức và ảo tưởng, đạt tới một cường độ cao hơn lúc bình thường. Cơ hồ ta được thêm năng lực, thêm lòng tự tin, có ý thoát li quy củ cũng như những trói buộc của kĩ thuật.
Người Hoa có thể dạy người phương Tây về cách thưởng Trà, nhưng người phương Tây có thể dạy lại người Hoa về cách uống Rượu.
Tuy người Hoa có ít thứ rượu, mà nghệ thuật uống Rượu của họ cũng tinh lắm. Họ rất chú ý đến lúc uống và hoàn cảnh. Phải có một tâm trạng nào đó mới hợp với sự uống Rượu, cho nên họ đã phân biệt Trà và Rượu như sau: "Trà như ẩn sĩ, Rượu như hào sĩ. Rượu để kết bạn, Trà để hưởng tĩnh".
Tiền nhân còn để lại những tâm trạng và địa điểm thích hợp với sự uống Rượu:
"Trong cuộc lễ, nên uống khoan thai; trong cuộc họp bạn, uống nên nhã; người đau nên uống từng chút một; người sậu muộn nên uống cho đến say.
Mùa xuân nên uống ở sân, mùa hè nên uống ở ngoại ô một châu thành; mùa thu nên uống ở trong thuyền; mùa đông nên uống ở trong nhà; mà ban đêm nên uống dưới bóng nguyệt."
Lại có: "Nên lựa lúc mà say. Say với hoa thì nên vào ban ngày để hưởng hết màu sắc,ánh sáng; say với tuyết thì nên lựa ban đêm để tâm tư được thanh tĩnh; say lúc đắc ý thì nên ca hát cho lòng được hợp cảnh; say lúc ly biệt thì nên hát khúc hát du dương để nâng đỡ tinh thần; say với văn nhân thì nên cẩn thận, lễ độ để khỏi bị khinh nhờn; say với võ tướng thì nên dùng cái chén bằng sừng, thêm cờ xí cho uy nghi lẫm liệt; say ở trên lầu thì nên lựa mùa hè để hưởng gió mát; say trên sông nước thì nên lựa mùa thu cho thêm phóng lãng sảng khoái. Tâm trạng và cảnh phải thích nghi; không vậy thì mất hứng thú".
tới chốn cao lâu, nên lựa bạn điềm đạm;
leo núi nên lựa bạn ẩn dật,
đóng thuyền nên lựa bạn phóng khoáng;
ngắm trăng nên lựa bạn trầm tĩnh;
dạo tuyết nên lựa bạn diễm lệ;
uống rượu nên lựa bạn phong vận."
Người Trung Hoa cho rằng: Trà Đạo là bạn của bậc ẩn sĩ thanh cao:" uống Trà để quên đi cái huyên náo phồn hoa; Trà không phải để cho hạng ăn cao lương, bận lượt là thưởng thức".
Tôi ko sành Trà, vậy ko đủ tư cách đê bàn về Trà. Nhưng với Tửu, ko dám nói là bậc cao nhân nhưng cũng đủ sức ngồi cà kê với bạn hữu tới tận sáng. Một bậc tiền nhân đã quả quyết rằng những người nghiện Trà ko thích uống Rượu, mà những người nghiện Rượu cũng ko thích uống Trà. Chính ông cũng là một người sành Trà mà cũng nhận rằng không biết uống Rượu.
Nay rảnh rỗi, ngồi tán chuyện chơi.
Cũng như hút thuốc, Rượu nó làm tăng năng lực sáng tác của ta lên rất nhiều.
Cái thú uống Rượu, đặc biệt là thú "tiểu ẩm" (uống một li nhỏ) mà trong văn học Trung Hoa người ta thường nhắc tới: "Trong lúc nửa say, người ta nói huyên thuyên, nói hoài không ngừng; không có gì thú hơn, sướng hơn nữa". Người ta có cảm giác hăng hái, dương dương đắc ý, cơ hồ như trở ngại nào cũng thắng nổi, giác quan mẫn nhuệ lên, mà khả năng sáng tác, nó ở giữa ranh giới hiện thức và ảo tưởng, đạt tới một cường độ cao hơn lúc bình thường. Cơ hồ ta được thêm năng lực, thêm lòng tự tin, có ý thoát li quy củ cũng như những trói buộc của kĩ thuật.
Người Hoa có thể dạy người phương Tây về cách thưởng Trà, nhưng người phương Tây có thể dạy lại người Hoa về cách uống Rượu.
Tuy người Hoa có ít thứ rượu, mà nghệ thuật uống Rượu của họ cũng tinh lắm. Họ rất chú ý đến lúc uống và hoàn cảnh. Phải có một tâm trạng nào đó mới hợp với sự uống Rượu, cho nên họ đã phân biệt Trà và Rượu như sau: "Trà như ẩn sĩ, Rượu như hào sĩ. Rượu để kết bạn, Trà để hưởng tĩnh".
Tiền nhân còn để lại những tâm trạng và địa điểm thích hợp với sự uống Rượu:
"Trong cuộc lễ, nên uống khoan thai; trong cuộc họp bạn, uống nên nhã; người đau nên uống từng chút một; người sậu muộn nên uống cho đến say.
Mùa xuân nên uống ở sân, mùa hè nên uống ở ngoại ô một châu thành; mùa thu nên uống ở trong thuyền; mùa đông nên uống ở trong nhà; mà ban đêm nên uống dưới bóng nguyệt."
Lại có: "Nên lựa lúc mà say. Say với hoa thì nên vào ban ngày để hưởng hết màu sắc,ánh sáng; say với tuyết thì nên lựa ban đêm để tâm tư được thanh tĩnh; say lúc đắc ý thì nên ca hát cho lòng được hợp cảnh; say lúc ly biệt thì nên hát khúc hát du dương để nâng đỡ tinh thần; say với văn nhân thì nên cẩn thận, lễ độ để khỏi bị khinh nhờn; say với võ tướng thì nên dùng cái chén bằng sừng, thêm cờ xí cho uy nghi lẫm liệt; say ở trên lầu thì nên lựa mùa hè để hưởng gió mát; say trên sông nước thì nên lựa mùa thu cho thêm phóng lãng sảng khoái. Tâm trạng và cảnh phải thích nghi; không vậy thì mất hứng thú".