bb91
01-25-2010, 03:23 PM
Với bản tính năng động và luôn đổi mới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời của họ có không ít những tính cách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến của họ.
Hình thức, trọng hư danh
Coi trọng hình thức không có gì là xấu, thậm chí là cần thiết, nhưng hình thức không phải là tất cả. Chỉ chạy theo cái danh mà quên cái thực thì đó là cái đẹp của đồ hàng mã. Kiểu học "amateur" trong sinh viên hiện nay phổ biến lắm. Đó là cách học nhếch nhác, chẳng thèm đọc sách vở gì, nhưng khi thi thì dùng đủ các cách để có được điểm cao. Nhiều bạn ra trường, cầm tấm bằng khá, giỏi trong tay nhưng không khỏi lo lắng: chẳng biết mình có thể làm được gì? Gần đây, nhiều tờ báo lên tiếng về tình trạng học "giả" bằng thật, luận án kém chất lượng, nhiều đề tài không giá trị, thậm chí có cả hiện tượng mua bán luận án... Mặc dầu vậy, phong trào làm Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn diễn ra rầm rộ. Họ đổ xô đi kiếm cái bằng cho đẹp hồ sơ, cho oai với thiên hạ và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Việc đề cao những tấm gương hiếu học một cách thái quá mà không cần biết đến động cơ học, khả năng cống hiến cho xã hội như hiện nay vô hình trung đã cổ vũ cho thói hiếu danh, bệnh hình thức đang có nguy cơ lan rộng.
Hội hè đình đám
Khoảng chục năm trở lại đây, khi cuộc sống có đôi chút no đủ tức thì hàng loạt hình thức tổ chức hội hè mọc lên như nấm, đặc biệt ờ nông thôn. Mất thời gian và tốn tiền bạc đã đành, thói quen hội hè còn làm mất tác phong công nghiệp và kéo theo những hậu quả xấu khác, như tình trạng nhậu nhẹt say khướt rồi cà khịa, đánh lộn lẫn nhau, cờ bạc sát phạt nhau... không phải ai cũng thích hội hè, nhưng nó đã trở thành "trào lưu", lôi cuốn nhiều người tham gia một cách bất đắc dĩ. Đáng báo động là bệnh hội hè đình đám diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi thanh niên.
Dĩ hòa vi quý
Hòa là một chuẩn mực sống, một triết lý sống của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung. Hòa là tốt, nhưng hòa đến mức chẳng dám đấu tranh với thói hư tật xấu, đấu tranh vì sự công bằng thì thật chẳng hay ho chút nào. Học sinh, sinh viên hiện nay rất ít người dám đứng lên tố cáo bạn quay cóp bài với thầy cô giáo. Các bạn cho rằng làm như thế mình có được hơn điểm nào đâu mà lại gây thù chuốc oán. Hầu hết các bạn trẻ trong các cơ quan nhà nước không dám tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề phải động chạm đến người này người kia. Dĩ hòa vi quý dễ sinh ra thói vô trách nhiệm, ích kỷ, sống chết mặc bay. Thêm vào đó, quan niệm sống "trăm cái lý không bằng tí cái tình" sẽ dẫn đến hệ quả là giải quyết công việc theo tình cảm, cảm tính chủ quan mà không dựa vào lý trí. Làm việc theo cảm tính có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh.
Khôn lỏi
Đây là một biến thái của thói vị kỷ, chỉ biết về cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến cộng đồng, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hợp tác - điều quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp. Tính khôn lỏi cản trở việc thực thi những kế hoạch lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết.
Thiếu tính kỷ luật
Hiện tượng như đi muộn, không tôn trọng giờ giấc khá phổ biến. Các chỉ tiêu mà mình đặt ra ít khi được tiến hành đúng. Sinh viên không nghiêm túc thực hiện nhũng yêu cầu của giáo viên và hay nói chuyện riêng trong lớp...
Có lẽ, người Việt Nam vốn tính nông dân, không quá cần đến một lối sống có kỷ luật cao. Thói quen đó đến nay vẫn tồn tại trong lớp trẻ. Nhà trường và nhiều cơ quan chưa thực sự đề cao tính kỷ luật, thậm chí đã thỏa hiệp với thói vô kỷ luật. Cộng với khả năng tổ chức kém nên nhiều bạn trẻ không thể làm việc theo nhóm.
Hình thức, trọng hư danh
Coi trọng hình thức không có gì là xấu, thậm chí là cần thiết, nhưng hình thức không phải là tất cả. Chỉ chạy theo cái danh mà quên cái thực thì đó là cái đẹp của đồ hàng mã. Kiểu học "amateur" trong sinh viên hiện nay phổ biến lắm. Đó là cách học nhếch nhác, chẳng thèm đọc sách vở gì, nhưng khi thi thì dùng đủ các cách để có được điểm cao. Nhiều bạn ra trường, cầm tấm bằng khá, giỏi trong tay nhưng không khỏi lo lắng: chẳng biết mình có thể làm được gì? Gần đây, nhiều tờ báo lên tiếng về tình trạng học "giả" bằng thật, luận án kém chất lượng, nhiều đề tài không giá trị, thậm chí có cả hiện tượng mua bán luận án... Mặc dầu vậy, phong trào làm Thạc sĩ, Tiến sĩ vẫn diễn ra rầm rộ. Họ đổ xô đi kiếm cái bằng cho đẹp hồ sơ, cho oai với thiên hạ và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Việc đề cao những tấm gương hiếu học một cách thái quá mà không cần biết đến động cơ học, khả năng cống hiến cho xã hội như hiện nay vô hình trung đã cổ vũ cho thói hiếu danh, bệnh hình thức đang có nguy cơ lan rộng.
Hội hè đình đám
Khoảng chục năm trở lại đây, khi cuộc sống có đôi chút no đủ tức thì hàng loạt hình thức tổ chức hội hè mọc lên như nấm, đặc biệt ờ nông thôn. Mất thời gian và tốn tiền bạc đã đành, thói quen hội hè còn làm mất tác phong công nghiệp và kéo theo những hậu quả xấu khác, như tình trạng nhậu nhẹt say khướt rồi cà khịa, đánh lộn lẫn nhau, cờ bạc sát phạt nhau... không phải ai cũng thích hội hè, nhưng nó đã trở thành "trào lưu", lôi cuốn nhiều người tham gia một cách bất đắc dĩ. Đáng báo động là bệnh hội hè đình đám diễn ra khá phổ biến trong lứa tuổi thanh niên.
Dĩ hòa vi quý
Hòa là một chuẩn mực sống, một triết lý sống của người Việt Nam nói riêng, người Á Đông nói chung. Hòa là tốt, nhưng hòa đến mức chẳng dám đấu tranh với thói hư tật xấu, đấu tranh vì sự công bằng thì thật chẳng hay ho chút nào. Học sinh, sinh viên hiện nay rất ít người dám đứng lên tố cáo bạn quay cóp bài với thầy cô giáo. Các bạn cho rằng làm như thế mình có được hơn điểm nào đâu mà lại gây thù chuốc oán. Hầu hết các bạn trẻ trong các cơ quan nhà nước không dám tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề phải động chạm đến người này người kia. Dĩ hòa vi quý dễ sinh ra thói vô trách nhiệm, ích kỷ, sống chết mặc bay. Thêm vào đó, quan niệm sống "trăm cái lý không bằng tí cái tình" sẽ dẫn đến hệ quả là giải quyết công việc theo tình cảm, cảm tính chủ quan mà không dựa vào lý trí. Làm việc theo cảm tính có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh.
Khôn lỏi
Đây là một biến thái của thói vị kỷ, chỉ biết về cái lợi cho bản thân mà không nghĩ đến cộng đồng, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu khả năng hợp tác - điều quan trọng trong nền sản xuất công nghiệp. Tính khôn lỏi cản trở việc thực thi những kế hoạch lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự mất đoàn kết.
Thiếu tính kỷ luật
Hiện tượng như đi muộn, không tôn trọng giờ giấc khá phổ biến. Các chỉ tiêu mà mình đặt ra ít khi được tiến hành đúng. Sinh viên không nghiêm túc thực hiện nhũng yêu cầu của giáo viên và hay nói chuyện riêng trong lớp...
Có lẽ, người Việt Nam vốn tính nông dân, không quá cần đến một lối sống có kỷ luật cao. Thói quen đó đến nay vẫn tồn tại trong lớp trẻ. Nhà trường và nhiều cơ quan chưa thực sự đề cao tính kỷ luật, thậm chí đã thỏa hiệp với thói vô kỷ luật. Cộng với khả năng tổ chức kém nên nhiều bạn trẻ không thể làm việc theo nhóm.