bb91
01-25-2010, 08:18 AM
(Dân trí) - Thường xuyên ăn khoai mì non thay cơm; 8 tuổi đã đi cuốc ruộng; túi nilon, cục gạch nung trở thành món đồ chơi thú vị… Tất cả những hình ảnh đó là cuộc sống thiệt thòi của các em bé Sê Đăng ở huyện vùng cao Đăk Tô (Kon Tum).
Hai chị em Y Thia và Y Tín mới 8 và 9 tuổi đã thay bố mẹ cuốc ruộng
Đầu năm mới, những đứa trẻ dân tộc Sê Đăng ở vùng cao huyện Đăk Tô (Kon Tum) chẳng có quần áo lành lặn, chẳng được đồ chơi và quà bánh như bao đứa trẻ cùng trang lứa ở miền xuôi. Đơn giản vì đời sống của các bé quanh năm gắn với chữ nghèo.
Trẻ em nơi đây thiếu cái ăn, cái mặc nên với bọn trẻ, đồ chơi là thứ gì đó cực kỳ xa xỉ. Quanh năm, trẻ en chỉ biết lăn mình với đất, cát. Mùa gió lớn này, bọn trẻ có thêm một thứ đồ chơi mới là túi nilon. Những chiếc túi nilon ở miền xuôi người ta quá bình thường thì nơi đây, chúng đem lại niềm vui cho những đứa đầu trần, chân không dép.
Với gia cảnh đông con, có nhiều gia đình có đến 9 - 10 con nhưng kinh tế chỉ dựa vào vài sào ruộng hay rẫy mì. Tại làng Tê Pheo, xã Đăk Trăm, hai chị em Y Thia - 9 tuổi và Y Tín - 8 tuổi đã phải cuốc ruộng. Mẹ hai cháu, chị Y Điêu vợ anh A Nhút giải thích, chị đi làm thuê cho người ta nên bảo hai con làm ruộng thay.
Nhà có đến 9 con, nhỏ nhất mới 4 tháng tuổi nhưng chị phải để ở nhà cho các con tự trông nom lẫn nhau. Mảnh ruộng bị đợt bão số 9 vừa rồi kéo lũ về làm ngập hết lúa. Có 3 sào mì, mỗi năm bán được 4 triệu đồng nhưng nhà đến 11 miệng ăn nên đói vẫn hoàn đói. Nhà đông vậy nên lúc có tiền thì mua gạo, không thì nhổ mì non ăn thay cơm.
Y Điêu đi làm thuê, lúc thì lột mì, cấy lúa, làm cỏ ruộng. Con của Y Điêu, sau mỗi buổi học đều tranh thủ cuốc ruộng, hoặc hái đót về giúp bố mẹ. Lúc rảnh, chị Điêu cùng con đi hái đót, gom mãi mỗi ngày cũng chỉ bán được 20.000 đồng. Cuộc sống của đa số đồng bào Sê Đăng không khác mấy với gia đình Y Điêu - A Nhút.
Hai chị em Y Thia và Y Tín mới 8 và 9 tuổi đã thay bố mẹ cuốc ruộng
Đầu năm mới, những đứa trẻ dân tộc Sê Đăng ở vùng cao huyện Đăk Tô (Kon Tum) chẳng có quần áo lành lặn, chẳng được đồ chơi và quà bánh như bao đứa trẻ cùng trang lứa ở miền xuôi. Đơn giản vì đời sống của các bé quanh năm gắn với chữ nghèo.
Trẻ em nơi đây thiếu cái ăn, cái mặc nên với bọn trẻ, đồ chơi là thứ gì đó cực kỳ xa xỉ. Quanh năm, trẻ en chỉ biết lăn mình với đất, cát. Mùa gió lớn này, bọn trẻ có thêm một thứ đồ chơi mới là túi nilon. Những chiếc túi nilon ở miền xuôi người ta quá bình thường thì nơi đây, chúng đem lại niềm vui cho những đứa đầu trần, chân không dép.
Với gia cảnh đông con, có nhiều gia đình có đến 9 - 10 con nhưng kinh tế chỉ dựa vào vài sào ruộng hay rẫy mì. Tại làng Tê Pheo, xã Đăk Trăm, hai chị em Y Thia - 9 tuổi và Y Tín - 8 tuổi đã phải cuốc ruộng. Mẹ hai cháu, chị Y Điêu vợ anh A Nhút giải thích, chị đi làm thuê cho người ta nên bảo hai con làm ruộng thay.
Nhà có đến 9 con, nhỏ nhất mới 4 tháng tuổi nhưng chị phải để ở nhà cho các con tự trông nom lẫn nhau. Mảnh ruộng bị đợt bão số 9 vừa rồi kéo lũ về làm ngập hết lúa. Có 3 sào mì, mỗi năm bán được 4 triệu đồng nhưng nhà đến 11 miệng ăn nên đói vẫn hoàn đói. Nhà đông vậy nên lúc có tiền thì mua gạo, không thì nhổ mì non ăn thay cơm.
Y Điêu đi làm thuê, lúc thì lột mì, cấy lúa, làm cỏ ruộng. Con của Y Điêu, sau mỗi buổi học đều tranh thủ cuốc ruộng, hoặc hái đót về giúp bố mẹ. Lúc rảnh, chị Điêu cùng con đi hái đót, gom mãi mỗi ngày cũng chỉ bán được 20.000 đồng. Cuộc sống của đa số đồng bào Sê Đăng không khác mấy với gia đình Y Điêu - A Nhút.